-
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh
Trải qua gần 17 năm tổ chức, Lễ hội Tết Việt, một hoạt động thường niên của Nhà Văn hóa Thanh niên đã thu hút hàng trăm nghìn người dân đến thưởng ngoạn, chụp ảnh kỷ niệm và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong ngày Tết cổ truyền. |
Tiếp nối hành trình đó, Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động mừng Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm lan tỏa các giá trị và tinh thần văn hóa truyền thống. |
Trong đó, Phố Ông đồ được đầu tư công phu và bài bản về cả hình thức và nội dung hoạt động với hơn 50 ông đồ, bà đồ trẻ - những người yêu nghệ thuật thư pháp - sẽ bày mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ Tết xưa. Bà đồ Kiều Trâm chia sẻ: "Trong dịp này, người dân và du khách đến đây có thể “xin chữ”, trải nghiệm workshop tại chỗ, gửi gắm những ước nguyện ngày xuân của mình vào những câu chữ tốt lành của năm Giáp Thìn". |
Không gian nghệ thuật sắp đặt sắc màu ngày Tết với những gốc mai bao phủ trong một bố cục đẹp mắt, hài hòa cùng các gian hàng Phố Ông đồ. |
Đặc biệt, với ý tưởng kết hợp nghệ thuật sắp đặt và trải nghiệm đa giác quan, khuôn viên chính bên trong Nhà Văn hóa Thanh Niên sẽ tái hiện lại những hình ảnh Tết xưa, với cổng nhà ba gian, làng nghề, bếp củi... Các mô hình đều được thiết kế cách điệu dựa trên sự kết hợp giữa phong cách xưa và hiện đại; vật liệu được sử dụng là các sản phẩm của làng nghề truyền thống như nón lá, mái ngói, gốm nung, củi gỗ, chiếu… |
Làm nên không khí rộn ràng xuyên suốt Lễ hội là các chương trình nghệ thuật đặc sắc và mới lạ, hòa nhịp với định hướng phát triển văn hóa của TP.HCM như: Chương trình nghệ thuật hát bội “Xuân yêu thương – Xuân vạn phúc”, Đờn ca tài tử Nam bộ, cải lương “Tiếng tre xanh”… |
Các chương trình này đan xen với hoạt động mua sắm, ẩm thực diễn ra liên tục từ chiều 24/1 - 7/22 (tức 14 tháng Chạp đến ngày 28 Tết), sẽ mang lại không khí nhộn nhịp, vui vẻ cho những ngày cuối năm náo nức. |
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM chia sẻ: “Đây sẽ là một không gian văn hóa rực rỡ, sinh động và gợi lên nhiều cảm xúc ấm áp, để mọi người có thể bày tỏ lòng yêu thương với gia đình và bạn bè trong khoảng thời gian chuyển giao năm cũ, năm mới. |
Lễ hội 2024 còn tạo nên một dấu ấn văn hóa đặc sắc của TP.HCM khi xuân về, là dịp để quảng bá hình ảnh, con người, nét đẹp văn hóa của một thành phố hiện đại, đồng thời góp thêm năng lượng, tiếp thêm động lực cho Thành phố trước một chặng đường mới. |
-
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1 -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh -
Du lịch Hà Nội thu 594 tỷ đồng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 -
Đón chờ năm 2025 rực rỡ của du lịch Việt Nam -
“Thủ phủ” của những sự kiện toàn cầu gọi tên Phú Quốc
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết