
-
Thúc đẩy sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hoa Kỳ
-
Chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được Quốc hội quyết ngay tuần này
-
Mạnh tay phân cấp ngân sách, cắt giảm thủ tục hành chính
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
![]() |
. |
Tại buổi Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, chăm lo Tết Kỷ hợi năm 2019 do UBND TP.HCM tổ chức, đại diện Sở Công thương TP.HCM cho biết, tổng doanh thu của các doanh nghiệp bình ổn thị trường ước đạt 19.822 tỷ đồng, tăng 1.143 tỷ đồng (6,12%) so với năm 2018. Trong đó, doanh thu hàng bình ổn thị trường ước đạt 8.450,8 tỷ đồng, tăng 882,1 tỷ đồng (11,65%) so với năm ngoái.
Cụ thể, trong dịp tết Nguyên đán, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi chuẩn bị nguồn vốn và ký hợp đồng dự trữ lượng hàng tăng gấp 02 - 03 lần ngày thường, cùng với kế hoạch dự trữ tăng 15% - 20% của các nhà cung cấp, nhiều trung tâm thương mại vẫn mở cửa phục vụ vào mùng 1 Tết.
Trước đó, trong thời gian cận Tết, lượng hàng nhập về các chợ ở TP Hồ Chí Minh bình quân 9.201 tấn/đêm, gồm các mặt hàng trái cây, rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản và hoa. Thời gian cao điểm từ ngày 27, 28, 29 tháng Chạp, lượng hàng hóa về chợ tăng khoảng 50% - 80% so với ngày thường, sản lượng từ 13.000 -16.500 tấn/đêm.
Riêng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhóm doanh nghiệp bình ổn thị trường đã chuẩn bị nguồn hàng trị giá 18.424,8 tỉ đồng để cung ứng trong 2 tháng tết. Lượng hàng chuẩn bị tăng 13,2% - 16,9% so kế hoạch Thành phố giao và tăng 23% - 36% so kết quả thực hiện Tết Mậu Tuất 2018. Trong đó, nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 32% – 58% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm (chiếm 55,2%), trứng gia cầm (51,1%), thực phẩm chế biến (33,6%), thịt gia súc (31,7%), dầu ăn (34,5%), gạo (29,3%)...
“Nhìn chung, sức mua thị trường Tết năm nay tăng 12% - 15% so với năm 2018, trong đó mãi lực tại các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... tăng từ 15% - 25%”, đại diện Sở Công thương TP.HCM nói và cho biết thêm,
Sự phát triển của khu vực đầu tư nước ngoài tác động mạnh đến khu vực trong nước, tạo sự cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải thiện sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú của người dân trên địa bàn.
Đặc biệt, người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng chuyển từ kênh mua sắm truyền thống sang kênh mua sắm hiện đại, mua sắm online trên mạng và giảm bớt thói quen mua dự trữ hàng hóa, các hình thức kinh doanh online cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND -
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã? -
Xuất cấp hơn 668 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 3 địa phương dịp giáp hạt -
Đề nghị giữ quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án, Viện trưởng -
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan -
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa