-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM (gọi tắt là chương trình bình ổn thị trường) các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2024 – Tết Ất Tỵ năm 2025.
Theo đó, năm 2024 chương trình bình ổn thị trường có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia, tăng 10 doanh nghiệp so với năm 2023. Phần lớn các doanh nghiệp tham gia có quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao và là đầu mối của các chuỗi cung ứng.
![]() |
Năm 2024 chương trình bình ổn thị trường có 69 doanh nghiệp đầu mối tham gia. |
Có thể kể đến các doanh nghiệp quy mô lớn như: Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market, AEON, Vinamilk, Vissan, Ba Huân, Bình Tây, Miliket, Cholimex, Lộc Trời, Tổng công ty may 28, ION LIFE, Hòa Phát, Thế giới di động…
Về danh mục hàng bình ổn thị trường, so với năm 2023, chương trình mở rộng, bổ sung nhiều nhóm mặt hàng như: Bổ sung nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (nước rửa chén, nước lau nhà, bột giặt, chất tẩy rửa, khăn giấy, túi rác phân huỷ sinh học…); nhóm mặt hàng muối, nước uống vào nhóm các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; bổ sung các mặt hàng thiết bị điện tử phục vụ học tập (laptop, máy tính để bàn, máy in phun, laser...) vào nhóm các mặt hàng phục vụ học tập.
Về lượng hàng bình ổn thị trường, căn cứ nhu cầu, sức mua, kết quả cung ứng năm 2023, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2024 tăng 4 - 6% so năm 2023; chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết.
Về cơ chế thực hiện, chương trình bổ sung hình thức tham gia hỗ trợ thực hiện chương trình như: Hỗ trợ giá thuê mặt bằng kinh doanh, bán lẻ, hỗ trợ dịch vụ vận chuyển hàng bình ổn thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu… qua đó hỗ trợ doanh nghiệp các khâu từ sản xuất, lưu thông đến phân phối hàng hoá.
Đồng thời, chương trình bổ sung nhiều quyền lợi của doanh nghiệp tham gia như hỗ trợ truyền thông, quảng bá, tôn vinh thương hiệu sản phẩm… qua đó giúp gia tăng sản lượng, tăng cơ hội tiếp cận, mua sắm hàng hóa bình ổn thị trường đến với mọi đối tượng người tiêu dùng, nâng cao khả năng chi phối, điều tiết thị trường của chương trình.
Đặc biệt, năm 2024 chương trình kết hợp đồng bộ với nhiều đề án hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh của TP.HCM như kích cầu tiêu dùng, kết nối tín dụng, kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến du lịch, hợp tác kinh tế - xã hội với các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm… nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp TP.HCM nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng.

-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025 -
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô