
-
Vàng giảm sâu phiên cuối tuần
-
BAOVIET Bank: Lợi nhuận năm 2022 tăng hơn 10%, thu từ dịch vụ tăng vọt
-
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP
-
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn
-
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất
![]() |
Theo dữ liệu VBMA tổng hợp, tính đến ngày 22/07/2022, có 12 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được công bố trong tháng 7 với tổng giá rị hơn 8.500 tỷ đồng.
Ngân hàng là nhóm ngành có khối lượng phát hành lớn nhất với 5.695 tỷ đồng (chiếm 67% tổng giá trị hành). Trong đó, đứng đầu là HDBank phát hành 1.100 tỷ đồng. Theo sau là Techcombank, BIDV và OCB với cùng 1.000 tỷ đồng.
Nhóm các doanh nghiệp tài chính đứng thứ hai với 2225 tỷ đồng ( chiếm 26.1% tổng giá trị phát hành). Nổi bật nhất là Công ty Tài Chính cổ phần Điện lực khi phát hành 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh riêng lẻ. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 6.7%/năm.
Trong 3 tuần đầu tháng 7/2022, theo thống kê của VBMA, không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu.
Lũy kế từ đầu năm đến 22/7/2022, giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 181.122 tỷ đồng, giảm 36% (chiếm khoảng 95% tổng giá trị phát hành) so với cùng kỳ. Giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng từ đầu năm là 8.996 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ.
Trước đó, Bộ Tài chính khẳng định, phát hành TPDN 6 tháng vẫn tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi FiinGroup và VBMA thống kê cho thấy giá trị phát hành TPDN 6 tháng giảm khoảng 30%.
Được biết, cả FiinGroup và VBMA đều thống kê dữ liệu về phát hành TPDN trên sàn HNX. Sự khác biệt này có thể do cách thức thống kê.
VBMA cho biết, dữ liệu về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được VBMA tổng hợp được ghi nhận theo ngày phát hành trái phiếu, tổng khối lượng phát hành trái phiếu từ đầu năm ghi nhận theo ngày hoàn thành phát hành là 270.580 tỷ đồng.
Sự vắng bóng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cho thấy các doanh nghiệp vẫn khá lo lắng với các biện pháp thắt chặt quản lý.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 153 lần năm mà Bộ Tài chính đưa ra theo hướng siết chặt hơn các quy định về công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng như người mua trái phiếu phát hành riêng lẻ. Các quy định hết sức chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng lên khả năng tái cơ cấu trái phiếu của doanh nghiệp.


Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích BVSC đánh giá, nhiều khả năng Chính phủ sẽ điều chỉnh sửa đổi Nghị định 153 theo hướng nới lỏng hơn các quy định ở cả nhà phát hành cũng như nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ để phát triển cũng như ổn định thị trường vốn.
Bên cạnh lo siết chặt điều kiện phát hành, các doanh nghiệp cũng rất lo lắng với các đợt thanh, kiểm tra phát hành trái phiếu và đang tăng cường mua lại trái phiếu trước hạn.
Theo Bộ Tài chính, nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp tăng mua lại trái phiếu trước hạn.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại trước hạn khoảng 61,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, khối lượng mua lại trước hạn trong quý I/2022 là khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng và quý II/2022 khoảng 49,1 nghìn tỷ đồng.

-
Petrolimex sắp thoái vốn tại PG Bank, giá khởi điểm có thể từ 21.300 đồng/CP -
Top 10 ông lớn ngân hàng “so găng” độ dày vốn, quy mô tổng tài sản -
Thua lỗ vì đầu tư chứng khoán, loạt ngân hàng vẫn thắng lớn -
Big 4 ngân hàng sắp có thêm khoảng 150.000 tỷ đồng thanh khoản để cho vay thêm? -
Vàng bật tăng mạnh sau khi Fed nâng thêm 0,25% lãi suất -
VietinBank chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch kênh số -
Vì sao lợi nhuận một số ngân hàng đi lùi trong quý IV/2022?
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)