
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
Theo thống kê từ công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội YouNet Media, “đau mắt đỏ” đã trở thành chủ đề được quan tâm đặc biệt trong 2 tháng (1/8-30/9/2023), tạo ra gần 380.000 lượt thảo luận và hơn 226.000 người dùng thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội. Tính đến ngày 9/10, chủ đề này vẫn tiếp tục được quan tâm và thảo luận.
Trong đó, vấn nạn tin giả, đặc biệt là các phương pháp điều trị dân gian, phản khoa học gây nên những biến chứng đau lòng cũng xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội.
Theo YouNet Media, có 32.300 cuộc thảo luận và 24.500 bài đăng chia sẻ các phương pháp phòng và điều trị đau mắt đỏ. Trong đó, hơn 15.000 cuộc thảo luận và 7.000 bài đăng lan truyền về các phương pháp tự điều trị phản khoa học, chưa được kiểm chứng, chiếm gần 47%. Trung bình, mỗi ngày trong tháng 8 và tháng 9, có hơn 115 bài đăng tin giả liên quan đến đau mắt đỏ xuất hiện trên các trang mạng xã hội – một con số đáng báo động.
![]() |
"Đau mắt đỏ" là chủ đề nóng trên mạng xã hội trong tháng 9/2023. |
Nhiều mẹo dân gian như: nhỏ sữa, nhỏ nước tiểu, nhỏ mật gấu...; hoặc các bài thuốc dân gian như: xông lá trầu không, đắp nha đam, rau diếp cá... được cộng đồng mạng truyền tai nhau. Theo các ý kiến chuyên môn, đây đều là những phương pháp điều trị phản khoa học, thậm chí nguy hiểm, để lại di chứng xấu cho sức khỏe.
Nhiều bài đăng trên Facebook, clip TikTok chia sẻ các mẹo này với các tựa đề “giật tít” như “Đau mắt đỏ khỏi sau 3 ngày”, “Mẹo ngừa đau mắt đỏ”. Các bài đăng này nhờ đánh vào tâm lý nóng vội, mong muốn nhanh chóng chữa khỏi bệnh mà đã thu hút hàng triệu người xem và hàng ngàn thảo luận, chia sẻ.
Ngoài ra, một thực trạng phổ biến không kém là thay vì trực tiếp đến thăm khám tại bệnh viện, nhiều người dùng mạng xã hội đang chia sẻ và sử dụng lại đơn thuốc của người khác.
Theo khuyến cáo của Cục Y Tế Dự phòng, người bệnh đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)