
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
Ngày mai (16/10), Toà án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM sẽ tuyên án vụ “tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam” giữa nguyên đơn Công ty cổ phần Truyền thông TK-L (gọi tắt TK-L) và bị đơn Công ty cổ phần VNG (VNG).
Vào ngày 13/10/2023, Toà án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, xem xét kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của VNG trong vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh trên lãnh thổ Việt Nam TK-L.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2020, TK-L ký hợp đồng với đối tác nước ngoài (Công ty Sea Yuen Limited) được quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim: Minh Lan truyện, Bạch Phát Vương Phi, Phượng Dịch trên mọi nền tảng truyền hình (truyền hình miễn phí, trả tiền, trực tuyến, Facebook, Youtube…) trong lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, TK-L phát hiện VNG khai thác 3 bộ phim trên bằng hình thức đăng tải trực tiếp lên trang điện tử tv.zing.vn (thuộc quyền quản lý và sở hữu của VNG).
TK-L cho rằng, việc VNG khai thác 3 bộ phim này khi TK-L không được cho phép đã gây thiệt hại cho TK-L, nên đã khởi kiện yêu cầu VNG bồi thường 45 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 tờ báo.
Tại phiên tòa sơ thẩm (tháng 9/2022), TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.
HĐXX sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên 3 báo. Tất cả tiền trả một lần khi bản án có hiệu lực.
Phía VNG có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm 13/10 vừa qua, VNG cho rằng, việc thỏa thuận cấp phép truyền hình số của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim trên là không hợp lệ. Bởi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Công ty Sea Yuen Limited mới nhận chuyển giao quyền đối với 3 bộ phim trên, trong khi từ năm 2018 - 2019, công ty này đã ký hợp đồng cấp phép độc quyền cho TK-L. Có nghĩa là, TK-L ký thỏa thuận với đối tác nước ngoài khi công ty này chưa được quyền chuyển giao phim.
Từ đó, VNG cho rằng, thỏa thuận cấp phép giữa Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L là không có giá trị, không hợp lệ.
Đại diện của VNG thừa nhận trang tv.zing.vn có đăng tải 3 bộ phim trên, nhưng do người dùng mạng đăng tải. Phía VNG cung cấp địa chỉ email và số điện thoại được cho là của người đăng tải các bộ phim trên.
Theo đại diện VNG, tv.zing.vn được thiết lập theo mô hình mạng xã hội và theo quy định VNG không phải rà soát và đảm bảo về bản quyền đối với nội dung thông tin số do người sử dụng mạng đăng tải. Trong 3 bộ phim, chỉ có một số tập được phát chứ chưa phát toàn bộ. Khi phát hiện, VNG tiến hành xóa bỏ và ngưng chiếu. Về yêu cầu xin lỗi công khai, đại diện VNG cũng không đồng ý.
Phía VNG cho rằng, công ty không phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm do người dùng đăng tải, nên không đồng ý với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp nếu tòa không chấp nhận quan điểm của VNG, thì đề nghị chỉ đồng ý buộc VNG bồi thường một phần tiền tương ứng với số tập phim đã được phát sóng, chứ không phải bồi thường toàn bộ giá trị của hợp đồng.
Luật sư nguyên đơn (TK-L) cho rằng, một số tập phim phát trên trang mạng khi TK-L chưa kịp phát sóng trên truyền hình và các ứng dụng khác đã làm mất đi quyền độc quyền của nguyên đơn, gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, nguyên đơn chỉ yêu cầu bồi thường dựa trên căn cứ giá trị hợp đồng.
Về thoả thuận cấp phép, theo TK-L, đối tác nước ngoài nhận quyền chuyển nhượng trước đó, chứ không phải như giai đoạn 2020-2021 như bị đơn trình bày, và đây là thời điểm mà Yuen Limited xác nhận với TK-L việc đã nhận quyền chuyển giao bộ phim. Do hợp đồng nhận chuyển giao phim chứa bí mật kinh doanh nên phía đối tác Yuen Limited từ chối cung cấp mà chỉ ký giấy xác nhận cho TK-L để làm bằng chứng gửi tòa.
Luật sư TK-L trình bày thêm, các bộ phim nói trên được phát trong mục giải trí của tv.zing.vn chứ không phải trong mục dành cho người dùng có thể đăng tải. Hành vi sai phạm xảy ra trên trang web do VNG quản lý chứ không liên quan đến việc ai đăng tải. TK-L cũng đưa ra chứng cứ là các vi bằng ghi nhận rằng người dùng trên website www.tv.zing.vn không có khả năng và quyền để đăng tải phim lên nền tảng này.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của VNG và tuyên y án sơ thẩm.
Sau khi nghe các bên trình bày, HĐXX cho rằng, vụ án có tính chất phức tạp nên nghị án kéo dài và tuyên án vào ngày 16/10/2023.
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)