
-
Bộ Y tế tạm dừng lưu thông lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe APIROCA-B
-
Người trẻ loãng xương sớm do ăn uống thiếu chất và ít vận động
-
Tin mới y tế ngày 25/7: Vinmec tiên phong điều trị động kinh bằng Robot
-
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao
-
Viêm não Nhật Bản: Nguy cơ và giải pháp từ vắc-xin hiện đại -
Tin mới y tế ngày 24/7: Vấn nạn lạm dụng bóng cười ở người trẻ
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đổ xô xét nghiệm
Những ngày này, tại Hà Nội, các bệnh viện Xanh Pôn, Hà Đông, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương, E… luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhi đến khám các bệnh về đường hô hấp. Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 3 tuần qua, ca mắc Adenovirus tăng mạnh, ghi nhận 2.990 ca, nâng tổng số ca mắc lên 3.130 ca từ đầu năm đến nay.
Trẻ nhập viện do mắc Adenovirus chủ yếu từ 1 - 3 tuổi và phần lớn ở Hà Nội. Những ca tử vong trước chủ yếu là trẻ có bệnh nền như suy dinh dưỡng, ung thư…, nhưng ca tử vong ngày 3/10 vừa qua là trẻ 13 tháng tuổi, không có bệnh nền. Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 300 ca mắc Adenovirus, trong đó có hơn 40 ca nặng.
Do số ca mắc Adenovirus và phải nhập viện tăng cao, nên nhiều phụ huynh ở Hà Nội thấy con sốt nhẹ, nghẹt mũi, đau họng, đau mắt, tiêu chảy nhẹ, mệt mỏi… đã rất lo lắng, gọi đơn vị xét nghiệm tư nhân tới nhà lấy mẫu test cúm và Adenovirus. Nhiều nơi xét nghiệm tràn lan, không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Qua khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, giá dịch vụ khám, xét nghiệm Adenovirus tại các cơ sở y tế có nhiều mức khác nhau. Test nhanh có giá khoảng 239.000 đồng, xét nghiệm Elisa giá 390.000 đồng, xét nghiệm PCR giá từ 1,1 đến 1,2 triệu đồng.
Trước tâm lý lo lắng của phụ huynh, PGS-TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh, cần thống nhất quan điểm cá thể hóa từng bệnh nhân, không xét nghiệm tràn lan khi không cần thiết, gây lãng phí. Đồng thời, đề xuất cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ việc xét nghiệm.
“Việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, chứ không phải theo nhu cầu của người dân. Chỉ định này phải tùy theo từng đặc điểm lâm sàng như ho, sốt, viêm đường hô hấp, tổn thương phổi, bệnh lý nền, đặc biệt là có yếu tố dịch tễ, nguồn lây… của bệnh nhi”, bác sĩ Trần Minh Điển giải thích.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) khuyên phụ huynh không nên tự ý đưa con đi xét nghiệm hay mong muốn được nhập viện điều trị cho an tâm; cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nhằm phòng ngừa lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Phụ huynh nên nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, nên cho trẻ tiêm ngừa vắc-xin 6 trong 1, phế cầu, cúm để không bị lây nhiễm thêm, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Biết cách phòng bệnh
Theo các chuyên gia truyền nhiễm, Adenovirus là bệnh truyền nhiễm đã lưu hành từ lâu, không phải là bệnh mới nổi. Tuy nhiên, virus này có khả năng gây ra nhiều bệnh khác nhau như viêm phổi, đau mắt đỏ... và có khả năng đề kháng, chịu đựng với khí hậu hay các chất khử khuẩn bề mặt cao so với các loại virus khác như SARS-CoV-2. Vì vậy, phụ huynh phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con, lau chùi bề mặt, đồ chơi thường xuyên.
Về công tác điều trị, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, phải phân luồng từ khu vực phòng khám; sau khi chẩn đoán và khẳng định trẻ mắc
Adenovirus, phải có buồng điều trị riêng. Cục Quản lý khám, chữa bệnh cùng Hội đồng Chuyên môn sẽ xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do Adenovirus cho trẻ em, trong đó có tiêu chuẩn nhập viện và những hướng dẫn về xét nghiệm để tránh xét nghiệm không cần thiết.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do sức đề kháng kém. Khi nhiễm Adenovirus, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nóng, ho, sổ mũi, cảm, viêm đường hô hấp.
Triệu chứng viêm phổi do Adenovirus rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác hoặc vi khuẩn khác. Cùng với các triệu chứng của viêm đường hô hấp, thì viêm phổi do Adenovirus sẽ khiến bệnh nhân sốt rất cao, rét run, ho và thở khò khè. Tùy theo thể trạng, có bệnh nhân diễn tiến nhẹ nhàng, có thể tự khỏi, nhưng vẫn có trường hợp sẽ có biểu hiện với triệu chứng rầm rộ, thở mệt. Những ca trở nặng là do miễn dịch kém hay do nhiễm thêm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc.
-
Viêm não Nhật Bản: Nguy cơ và giải pháp từ vắc-xin hiện đại -
Tin mới y tế ngày 24/7: Vấn nạn lạm dụng bóng cười ở người trẻ -
Cảnh báo thuốc giả chứa hoạt chất Theophyllin -
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu hủy nhiều lô sữa rửa mặt và sản phẩm chăm sóc da vi phạm -
Tin mới y tế ngày 23/7: Trẻ hóa ung thư tuyến giáp -
Cấp thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín
-
Symlife - Giải pháp đầu tư kép an cư và sinh lời
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp