
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung (bên trái) trao Quyết định Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn (bên phải). |
Trong khuôn khổ Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 23/12, dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung đã trao Quyết định Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát cho lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Lê Anh Tuấn đã ký Quyết định 1686/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tần nhìn đến năm 2050.
Theo đó, vị trí, chức năng Cảng hàng không Phù Cát trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc là cảng hàng không nội địa. Về tính chất sử dụng: Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
Mục tiêu quy hoạch thời kỳ 2021-2030, cấp sân bay 4 C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hoá/năm; loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương; phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II.
Về quy hoạch hạng mục các công trình khu bay, phần hệ thống đường hạ cánh thời kỳ 2021-2030: Giữ nguyên cấu hình đường cất hạ cánh hiện hữu với kích thước 3.048 m x 45 m, lề vật liệu rộng 7,5m.
Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía Tây với kích thước 3.048 m x 45 m, kích thước lề vật liệu theo quy hoạch.
Đối với hệ thống đường lăn, tiếp tục sử dụng đường lăn hiện hữu; đồng thời quy hoạch 6 đường lăn nối, 2 đường lăn thoát nhanh, kích thước lề vật liệu theo quy định.
Đối với sân đỗ máy bay, mở rộng sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
Tầm nhìn đến năm 2050, cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp I; công suất 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm; loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu); phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II. Đối với sân đỗ máy bay tấm nhìn đến năm 2050, tiếp tục mở rộng sân đỗ đáp ứng 20 vị trí và có dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu (chưa bao gồm các vị trí đỗ cho hàng không chung, hàng không tư nhân sẽ được xác định cụ thể ở bước triển khai dự án).
Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định các nội dung quy hoạch về công trình đảm bảo hoạt động bay; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung; quy hoạch các công trình dịch vụ hàng không; quy hoạch các công trình dịch vụ phi hàng không, các công trình khác; quy hoạch các công trình đảm bảo an ninh bay; quy hoạch sử dụng đất…
-
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower