-
Các tổ chức tín dụng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 13,2% -
Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng -
“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui
Năm 2018, báo cáo tài chính của VPBank cho thấy Ngân hàng đã tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro 40,6% so với năm 2017, với 11.252 tỷ đồng. Con số này chiếm tới 55% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Một số ngân hàng khác cũng tăng mạnh chi phí dự phòng trong năm qua. Cụ thể, chi phí dự phòng của OCB tăng gấp 3,7 lần, lên hơn 900 tỷ đồng, chiếm 30% lợi nhuận thuần; chi phí dự phòng rủi ro của Sacombank ở mức gần 1.600 tỷ đồng, tăng 95% so với năm 2017.
Một nghiên cứu của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho biết, chi phí dự phòng của BIDV trong năm 2018 ở mức cao kỷ lục. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu sau xử lý của BIDV vào cuối năm 2018 là 1,69%, trong khi cùng kỳ năm 2017 ở mức 1,61%.
Theo đó, đã có 2.747 tỷ đồng nợ xấu hình thành mới trong năm 2018, chủ yếu là nợ nhóm 4 và nhóm 5. BIDV đã trích lập dự phòng ở mức cao kỷ lục là 18.893 tỷ đồng (tăng 27,3% so với năm 2017), “ngốn” đến 2/3 lợi nhuận thuần của Ngân hàng.
Tổng chi phí dự phòng tích lũy của BIDV từ năm 2013 tới nay lên tới 62.080 tỷ đồng (tương đương 18,3% tổng dư nợ năm 2012 và tương đương 9,98% dư nợ bình quân trong giai đoạn 2012 - 2018). Ðiều này cũng cho thấy nỗ lực rất lớn của BIDV trong trích lập dự phòng, đặc biệt là từ năm 2017.
Cơ cấu chi phí dự phòng năm 2018 của BIDV cũng được HSC chỉ rõ. Cụ thể, 999,28 tỷ đồng chi phí dự phòng chung cho các khoản cho vay khách hàng nhóm 1 - 4 (tăng 3,5%); 16.513 tỷ đồng chi phí dự phòng cụ thể (tăng 84,82%); 1.380 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC (giảm 72,1%).
BIDV vẫn còn 17.600 tỷ đồng giá trị trái phiếu VAMC với chi phí dự phòng lũy kế đã trích lập đến cuối tháng 6/2018 là 8.000 tỷ đồng. Theo đó, phần trái phiếu VAMC chưa được trích lập là 9.400 tỷ đồng (bằng 0,95% tổng dư nợ cho vay).
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí dự phòng lũy kế/chi phí dự phòng tối đa theo lý thuyết tại thời điểm cuối năm 2018 là 44% - thấp hơn mức 53,6% tại thời điểm cuối năm 2017 và 48% tại thời điểm cuối năm 2016.
“Chúng tôi chưa đề cập đến phần trái phiếu VAMC chưa được trích lập dự phòng (có giá trị bằng 0,95% tổng giá trị dư nợ), hay các khoản nợ xấu “ẩn giấu” mà BIDV có thể vẫn đang nắm giữ cả trong và ngoài bảng cân đối kế toán. BIDV vẫn cần thêm 2 năm nữa để xử lý hết nợ xấu của mình.
Chúng tôi dự báo chi phí dự phòng năm 2019 tăng nhẹ lên 21.549 tỷ đồng (tăng 14,1%). BIDV sẽ tiếp tục quyết liệt trích lập dự phòng trong 2 năm tới để xóa phần lớn nợ xấu trước năm 2020. Và có vẻ BIDV đang ở cuối của chặng đường này”, chuyên gia của HSC nhận định.
Tại VietinBank, quá trình xử lý nợ nội bảng được cho rằng đang tiếp diễn, nhưng sẽ giúp chất lượng tài sản cải thiện hơn. Nợ xấu của VietinBank tại thời điểm cuối tháng 9/2018 tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017, đạt tỷ lệ 1,4% (cùng kỳ 2017 là 1,1%). Theo đó, Ngân hàng đã trích lập thêm 7.800 tỷ đồng dự phòng cho các khoản nợ xấu nội bảng trong 9 tháng đầu năm 2018.
“VietinBank sẽ tiếp tục ghi nhận chi phí dự phòng cao trong năm 2019 do nợ xấu tăng nhanh. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chi phí dự phòng của VietinBank sẽ tiếp tục cao trong 5 - 6 quý tới và ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng, chi phí dự phòng sẽ còn tiếp tục tăng so với năm 2018 do VietinBank vẫn đang ở trong quá trình tái cơ cấu”, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định.
Ông Lê Ðức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank cũng thừa nhận: “Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 của Ngân hàng là tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, đảm bảo hoàn thành các nội dung và mục tiêu của phương án theo đúng lộ trình.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ; kiện toàn nhân sự thực hiện quản lý chất lượng nợ, thu hồi nợ có hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ theo cơ chế thị trường; nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, năng lực thẩm định, đánh giá rủi ro, chuẩn hóa quy trình, chính sách cấp tín dụng”.
Trao đổi với Báo Ðầu tư Chứng khoán xung quanh câu chuyện xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng trong năm 2019, một lãnh đạo cao cấp Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Một số tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp, song các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu vẫn còn ở mức khá cao. Việc xử lý nợ xấu chủ yếu vẫn đến từ sử dụng dự phòng rủi ro. Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh trong những năm qua, nhưng “cơm chưa ăn thì gạo còn đó”.
-
Hơn 81.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024, chủ yếu là bất động sản -
Gần 16% ngân hàng lo lợi nhuận tăng trưởng âm năm 2024 -
PNJ nộp phạt 1,34 tỷ đồng sau khi bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng -
“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui -
Eximbank nhận Giải thưởng "Doanh nghiệp xuất châu Á 2024" -
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 8,5%, tiền gửi dân cư tăng lên 6,84 triệu tỷ đồng -
Vàng nhẫn neo cao kỷ lục, có nơi thu mua vượt giá vàng miếng
-
1 Sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng -
2 Thủ tướng chỉ quyết định nhân sự doanh nghiệp nhà nước then chốt -
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trưởng 2024, quý IV phấn đấu đạt 7,6-8% -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 4: Thiệt hại đến từng “tế bào của xã hội” -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10
- VUS nhận cú đúp giải thưởng danh giá tại APEA 2024
- Tuyến đường 1.200 tỷ tại Long Biên chính thức thông xe, Khai Sơn City sẵn sàng cất cánh
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4