
-
Đề xuất nhiều giải pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết 68
-
Thủ tướng đề nghị World Bank hỗ trợ vốn đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Quốc hội sẽ chất vấn hai bộ trưởng, đã dự kiến 3 nhóm vấn đề để chọn 2
-
Chính sách hỗ trợ phải tránh tình trạng "doanh nghiệp không chịu lớn"
-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu
Triển lãm là hoạt động nhằm chào mừng chuyến thăm lịch sử của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đến cố đô Huế vào đầu tháng 3/2017.
![]() |
Triển lãm giúp người xem nhìn thấy được lịch sử quá trình giao thương Việt - Nhật. |
Quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XVI, nhất là trong thời kỳ mậu dịch châu ấn thuyền. Đây là thời kỳ chính quyền Nhật Bản đã cấp châu ấn trạng cho nhiều thuyền buôn đến buôn bán, giao thương ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thuyền buôn Nhật Bản nhập khẩu đồ sứ, đại bác, thuốc súng, giấy, các loại khoáng sản… vào Việt Nam. Ngược lại, họ lại mua đồ gốm, trầm hương, tơ tằm, các loại nông sản… từ Việt Nam chở về Nhật Bản.
Đến thế kỷ XVII, chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cho phép thương nhân Nhật Bản đến buôn bán ở Hội An (Quảng Nam), được định cư ở cảng thị này và lập Phố người Nhật ở đây, tồn tại song hành với Phố Khách của người Hoa và các thương quán của người Hà Lan. Vào thời hoàng kim của hoạt động giao thương Nhật-Việt, các thương nhân kiều dân Nhật Bản ở Hội An có quyền tự trị, giữ vai trò lãnh sự và phiên dịch giữa thương nhân Nhật Bản với chính quyền địa phương. Họ còn điều hành mạng lưới hãng buôn và kho hàng của người Nhật ở phố cảng, cung ứng nơi ở cho các thương nhân và thuyền viên người Nhật khi họ cập bến Hội An.
![]() |
Triển lãm giới thiệu đến công chúng sưu tập gốm Hizen hoa lam và sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản. |
Triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu đến công chúng sưu tập gốm Hizen hoa lam và sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ XVII- XVIII, đó là: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima. Đặc biệt, triển lãm lần này còn trưng bày bộ sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ XVII đầu XVIII. Bên cạnh đó là các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân người Nhật ưa chuộng như trầm hương, sừng tê giác.
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVII, những “hợp đồng” mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản 3 bức tranh cuộn nổi tiếng phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết giữa Nhật Bản với Việt Nam trong các thế kỷ XVII – XVIII.
“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” sẽ là điểm trưng bày thú vị, hấp dẫn đối với du khách tham quan, nghiên cứu, học tập.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, triển lãm này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 27/2 đến ngày 5/5, miễn phí tham quan từ 27/2-26/3.

-
Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đội vốn Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu -
Đưa hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đi vào chiều sâu -
Bộ trưởng Công thương: Việt Nam ưu tiên thúc đẩy thương mại đa phương -
Xuất cấp hơn 1.308 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Cao Bằng -
Thanh kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần/năm: Giúp hạn chế tình trạng nhũng nhiễu -
Xem xét miễn trách nhiệm với người thực thi nếu không tư lợi -
Đề xuất mỗi năm chi khoảng 12.500 tỷ đồng xây dựng pháp luật
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng