-
Vietnam Airlines lý giải về khoản lợi nhuận hợp nhất 862 tỷ đồng trong quý III/2024 -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án khu công nghiệp gần 500 ha -
NAPAS triển khai kế hoạch đảm bảo hoạt động liên tục theo Thông tư 09/2020/TT-NHNN -
Việt Nam cần ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để cải thiện thời gian giao nhận hàng hóa -
Gemadept kiên định với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái Cảng - Logistics thông minh và xanh -
Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo kiểm tra kinh doanh đa cấp biến tướng
Lĩnh vực logistics của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm |
“Cánh tay nối dài’ của công xưởng thế giới
Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu về lĩnh vực công nghiệp logistics ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Điều này cho thấy, Việt Nam là “ngôi sao sáng” thu hút đầu tư tại Đông Nam Á.
Đáng chú ý, với quy mô thị trường lớn, số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng nhanh, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể, tổng doanh số thương mại điện tử Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 227.700 tỷ đồng...
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhận xét, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Điều này đi đôi với nhu cầu tăng cao về bất động sản logistics chất lượng cao.
Đặc biệt, trong các tháng cuối năm, khi nhu cầu từ thị trường bán lẻ được dự báo tăng bằng lần, nhất sự xuất hiện của “cơn bão” sàn TMĐT Temu, sắp tới là Shein, càng khiến “cơn khát” nguồn cung nhà xưởng, kho bãi trở nên gay gắt hơn.
Cushman & Wakefield cho rằng, nguồn cung không thể đáp ứng nhu cầu đang đẩy sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ và vận chuyển tăng lên.
Với các đặc điểm địa lý thuận lợi, cũng như hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ và hàng loạt chính sách thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ, có thể nói, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thu hút “đại bàng” đến làm tổ.
“Những con số ấn tượng cùng dự báo đầy triển vọng mà chúng tôi quan sát được cho thấy tiềm năng của logistics tại Việt Nam là rất lớn”, bà Trang Bùi nhận định.
Hạ tầng là một phần tất yếu trong việc phát huy toàn bộ tiềm năng và sự phát triển thành công của thị trường logistics. Theo PwC, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư hạ tầng và đang chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng miền trong cả nước và trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế.
Với những điều kiện hấp dẫn trên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Dubai và Hồng Kông, thậm chí là Singapore hay Thượng Hải. Tốc độ phát triển của lĩnh vực logistics tại Việt Nam luôn duy trì trên 2 con số, trong khi các doanh nghiệp nội địa chỉ tập trung vào các dịch vụ cơ bản. Điều này trở thành “miếng bánh” béo bở cho các doanh nghiệp logistics ngoại.
M&A lĩnh vực logistics luôn được săn đón
Theo TS. Lê Minh Phiếu, luật sư sáng lập và điều hành LMP Lawyers, năm nay cũng có những công ty kinh doanh tốt, hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) diễn ra như bình thường. Điều đó cho thấy M&A với họ vẫn có sức hút.
Cùng với thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, F&B, thì logistics luôn là ngành nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
“Logistics được coi là ngành xương sống của toàn bộ nền kinh tế khi các sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu đối với một hệ thống logistics phải được vận hành tối ưu và hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển, giảm chi phí khi đến tay khách hàng cuối cùng”, ông Lê Minh Phiếu cho hay.
Đầu năm 2024, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) hoàn thiện trung tâm logistics tại Quảng Ngãi, với vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.
Sembcorp là một trong những “ông lớn” nhìn ra tiềm năng tăng trưởng của thị trường logistics Việt Nam từ sớm và mạnh tay đổ tiền đầu tư vào lĩnh vực này. Theo sau đó, nhiều đại gia quốc tế cũng tích cực tìm kiếm các cơ hội ở thị trường Việt Nam. Điều này khiến số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam tăng mạnh.
Đại đa số nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức liên doanh (50,4% số dự án) và 100% vốn nước ngoài (48,7% số dự án) khi đầu tư vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Một số ít dự án (0,9%) lựa chọn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và đều là các dự án được cấp phép từ năm 2010 trở về trước.
Ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh SLP Việt Nam cho biết, chiến lược đầu tư của công ty là làm việc trực tiếp với các đơn vị phát triển hạ tầng vì không muốn tham gia vào quá trình xin dự án hay giải phóng mặt bằng. Vì vậy, công ty lựa chọn phương pháp M&A, mua lại các doanh nghiệp có quỹ đất.
Ở khía cạnh khác, ông Lê Minh Phiếu nhận xét, hoạt động M&A trong lĩnh vực logistics sôi động một phần đến từ hoạt động doanh nghiệp nội địa đang “đuối” hơn các doanh nghiệp ngoại. Vì vậy, khi vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghĩ ngay đến việc tìm kiếm các doanh nghiệp nội địa có tiềm năng để mua lại, dẫn đến việc “các doanh nghiệp nội địa chưa kịp lớn thì đã bị M&A”.
Các doanh nghiệp trong nước gần như chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương thảo, đàm phán. Thậm chí chưa có chuyên môn phân tích về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ biểu quyết; việc bán một phần hay toàn phần sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một trong những bất lợi khi M&A.
Thừa nhận doanh nghiệp logistics nội địa còn nhiều khó khăn, ông Đinh Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viettel cho rằng, ngoài nguyên nhân như pháp lý chưa chi tiết và đồng nhất, hạ tầng giao thông và logistics chưa đồng bộ, thì nguyên nhân cơ bản do các doanh nghiệp nội địa vẫn gặp khó vốn đầu tư, nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm... dẫn tới khó mở rộng quy mô hoạt động, khó cạnh tranh.
Bởi vậy, xu thế M&A là tất yếu với thị trường logistics Việt Nam. Đây có thể xem là lối đi tắt để phát triển. Tốc độ tăng trưởng logistics Việt Nam những năm gần đây đạt mức 14-16%/năm, với quy mô doanh thu ước khoảng 40-42 tỷ USD/năm, do đó, cần sự chuyên nghiệp đến từ doanh nghiệp FDI để cùng nhau mở rộng quy mô và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics.
-
Việt Nam cần ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để cải thiện thời gian giao nhận hàng hóa -
Gemadept kiên định với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái Cảng - Logistics thông minh và xanh -
Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo kiểm tra kinh doanh đa cấp biến tướng -
Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác thương mại với Ả-rập Xê-út
-
Triển vọng M&A trong lĩnh vực logistics -
Doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) đến Hanssip tìm kiếm cơ hội -
Lợi nhuận tăng ngoạn mục 273,3%, BCG Land bứt phá quý III/2024 -
Kết quả kinh doanh quý I năm tài chính 2025: Coteccons ghi nhận giá trị trúng thầu vượt mốc 10.000 tỷ đồng -
Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả báo lãi 9 tháng đạt 367 tỷ đồng, hoàn thành 91% kế hoạch năm 2024 -
Chuyên gia chỉ 5 tác động tích cực của hiệp định UKVFTA tới đầu tư, thương mại -
Lãi 504 tỷ sau 9 tháng, BCG Energy (BGE) hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
- Tổng thầu xây dựng Central được vinh danh trong Bảng xếp hạng PROFIT500
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo