-
Quảng Ninh xin ý kiến nuôi trồng 260 ha thủy sản trên vùng đệm vịnh Hạ Long -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Lào có nhiều tiềm năng thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư bất động sản công nghiệp -
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 16,3% sau 9 tháng năm 2024 -
Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo
Phiên họp sáng 17/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 27, sáng 17/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, Chính phủ trình bổ sung dự toán chi thường xuyên 2.508,087 tỷ đồng cho 35 bộ, cơ quan trung ương và 14 địa phương.
Căn cứ pháp lý của đề xuất này là tại Nghị quyết số 70/2022/QH15, Quốc hội giao Chính phủ “Khẩn trương hoàn thiện thủ tục, điều kiện phân bổ theo đúng quy định các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định, trường hợp cấp bách, trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất số tiền 70.735,172 tỷ đồng…”.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, đến nay, gần kết thúc năm ngân sách 2023 (5/10/2023) Chính phủ mới trình bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương, tổng số kinh phí khoảng 2.508 tỷ đồng (chỉ bằng khoảng 3,5% tổng số tiền chưa phân bổ) là quá muộn so với quy định, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước.
Do đó, Ủy ban thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo rút kinh nghiệm, không để tồn tại các khoản chi chưa xác định được nhiệm vụ, nội dung chi trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm để chờ phân bổ. Đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ về số kinh phí còn lại chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, làm rõ về khả năng sử dụng khoản kinh phí này trong niên độ ngân sách nhà nước năm 2023. Đa số ý kiến đề nghị, trường hợp không sử dụng đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chuyển cho các nhiệm vụ khác cần thiết, cấp bách, tránh gây lãng phí nguồn lực.
Để bảo đảm đủ căn cứ xem xét, quyết định, cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung thuyết minh chi tiết từng khoản chi. Đồng thời, dự kiến ngày 23/10/2023, Quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp thứ 6, do vậy để báo đảm chặt chẽ theo quy định, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở tổng mức chi được Quốc hội quyết định, đề nghị giao Chính phủ rà soát, phân bổ chi tiết từng nhiệm vụ chi cụ thể cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Từ những lý do trên, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 tại Kỳ họp thứ sáu.
Đối với số còn lại chưa phân bổ theo quy định tại Nghị quyết số 70/2022/QH15, đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Quá thời hạn theo quy định pháp luật, đề nghị hủy dự toán.
Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc lý giải nguyên nhân chậm phân bổ dự toán là do các bộ ngành chậm trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách bổ sung.
Chẳng hạn, kinh phí thực hiện hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP, vì chưa tổng hợp được nên giờ mới phân bổ.
Bộ trưởng cũng nêu ví dụ khác là việc hỗ trợ các cơ quan báo chí về theo cơ chế đặt hàng. Theo Nghị định, sau khi được Bộ chuyên ngành ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá thì mới được bổ sung. Tuy nhiên do nhiều khoản chưa được ban hành đầy đủ, khi phê duyệt định mức đơn giá thì đã quá niên độ nên không xử lý được.
"Ví dụ, Đài truyền hình VTC thuộc VOV, cán bộ nhân viên cả năm không có lương. Nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông mãi mới phê duyệt, lúc phê duyệt thì quá niên độ nên không thể đưa vào", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn chứng.
Bên cạnh việc chậm ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, nhiều cơ quan, bộ ngành cũng chậm hoàn thành các thủ tục bổ sung, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thêm.
Ông Phớc cũng nhấn mạnh “ngân sách, tiền bạc làm rất chặt chẽ, công khai”, nên chỉ khi đầy đủ điều kiện mới được chi và dứt khoát không hỗ trợ đột xuất. Điều hành dự phòng ngân sách chỉ dành cho công tác bão lụt và an ninh quốc phòng.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ rà soát đầy đủ, đánh giá rõ nguyên nhân chậm phân bổ dự toán, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong điều hành, hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu.
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với 5 địa phương miền Trung về giải ngân vốn đầu tư công -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo -
Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 21% sau 9 tháng năm 2024 -
Huyện Vũ Thư, Thái Bình - Khát vọng và phát triển -
Các số liệu kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024 -
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp