-
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng thay là vô lý -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
Giữ kinh phí công đoàn 2%, không “chốt” cứng tỷ lệ phân phối -
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
Trước đây, việc sử dụng các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận đã được nghiên cứu. |
Theo chương trinh Kỳ họp thứ tám mới được bổ sung, chiều nay (27/11) Chính phủ sẽ trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Dự án).
Xem xét phát triển nguồn điện hạt nhân ờ Việt Nam là cần thiết
Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Đó là, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại... đến năm 2050 trở thành nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.
Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất đặt hệ thống điện hiện nay từ khoảng 80 GW tăng lên 150 GW vào năm 2030 và lên đên khoảng 490 - 573 GW vào năm 2050. Phát triển nguồn điện cần đáp ứng mục tiêu kép: vừa phải đầu tư xây dựng các nguồn điện mới để cung cấp đủ điện, vừa phải chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” năm 2050 theo cam kết tại COP26.
Nhiều nguồn điện than, điện khí lớn trong Quy hoạch điện VIII bị khuyến cáo hạn chế và gặp khó khăn trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, trong trung và dài hạn vẫn tiềm ẩn các vấn đề quốc tế ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng truyền thống (than, dầu, khí) trong khi Việt Nam tiếp tục là nước phải nhập khẩu lượng đáng kể các nguồn nhiên liệu này.
Trong bối cảnh đó, việc xem xét phát triển nguồn điện hạt nhân ờ Việt Nam là cần thiết - tờ trình của Chính phủ nêu rõ.
Về địa điểm, việc sử dụng các địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận đã được nghiên cứu trước đây để phát triển, xây dựng điện hạt nhân trong thời gian tới là rất thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm, theo tờ trình.
Mục tiêu cụ thể của dự án được xác định là cung cấp nguồn điện nền, đóng góp đáng kể trong cơ cấu sản xuất điện, giúp đa dạng hóa năng lượng sơ cấp, nâng cao an ninh năng lượng, ổn định hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Xây dựng và đưa các nhà máy điện hạt nhân vào khai thác vận hành an toàn, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức hợp lý trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.
Mục tiêu đầu tư dự án còn nhằm thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân. Kiện toàn cơ quan qúản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát an ninh, an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ, hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện hạt nhân. Xây dựng vãn hóa an toàn hạt nhân và phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Xây dựng chương trình phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các giai đoạn phát triển điện hạt nhân, cũng nằm trong mục tiêu cụ thể của Dự án.
Về giải pháp thực hiện, Chính phủ xác định rà soát, cập nhật định hướng phát triển điện hạt nhân trong các chiến lược phát triển có liên quan như chiến lược phát triển năng lượng, chiến lược phát triển ngành điện..., Lập Quy hoạch phát triển điện hạt nhân để làm rõ tiềm năng phát triên các loại hình điện hạt nhân , xác định các vị trí tiềm năng khác, khả thi để đặt nhà máy điên hạt nhân, xem xét quy mô, thời điểm xuất hiện các tổ máy điện hạt nhân trong rà soát, tính toán điều chỉnh Quy hoạch điện VIII;
Chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư
Thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thống nhất sự cần thiết về việc tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án.
Báo cáo thẩm tra nêu rõ, trên cơ sở Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII, Chính phủ đã triển khai một số nội dung quan trọng như: tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng địa điểm xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; chuẩn bị đầu tư, cơ sở hạ tầng dự án; đào tạo nhân lực để quản lý, vận hành. Sau khi dừng thực hiện Dự án theo Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội, các địa điểm xây dựng Dự án vẫn đang được quản lý tốt.
Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc hội ban hành năm 2008. Hiện tại, trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 cũng đã đề cập tới chính sách phát triển điện hạt nhân.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam gắn với nhiệm vụ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý phù hợp về điện hạt nhân; rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến điện hạt nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nâng cao năng lực trong nước nội địa hoá thiết bị điện hạt nhân. Thực hiện tuyên truyền, thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật hiện hành.
-
Nghệ An triển khai Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050 -
Cần mở rộng đối tượng đánh thuế với đồ uống có đường -
Quốc hội phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy trên 22.450 tỷ đồng -
Quốc hội quyết định xóa bỏ "địa giới hành chính" trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
-
Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đóng thay là vô lý -
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2024: Nhộn nhịp thương vụ -
Trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Thủ tướng: Thương mại, đầu tư là dấu ấn của hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng -
Luật hóa việc chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái -
Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung