
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
Đây là kết quả trong Báo cáo nhanh tình hình thị trường ngày 8/7/2021 được Sở Công thương TP.HCM vừa công bố vào đầu giờ chiều nay.
Cụ thể, sức mua tại hệ thống chợ ngày 8/7 tăng khoảng 30% so với ngày 7/7, do có thông tin chính thức Thành phố sẽ thực hiện áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày mai (9/7) nên người dân đổ xô mua sắm để dự trữ hàng hóa.
Nhiều chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động do có liên quan đến tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Một số thương nhân đã áp dụng các hình thức bán hàng trực tuyến tại nhà như thương nhân chợ Phùng Hưng, chợ Minh Phụng...
Hiện, các quận, huyện phối hợp hệ thống phân phối hiện đại tổ chức các điểm bán lưu động để bổ sung nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân.
Ví dụ, tại khu vực Hóc Môn, Satra tổ chức 3 điểm; Bách Hóa Xanh tổ chức 2 điểm bán lưu động tại quận Bình Tân.
Còn tại hệ thống siêu thị, sức mua ngày 7/7 tăng 50% so với ngày 6/7 và tăng gấp 2 lần so với ngày thường.Các mặt hàng có mãi lực tăng cao chủ yếu tập trung vào ngành hàng tươi sống (rau củ quả, thịt cá).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sức mua tăng đột biến nêu trên là do thông tin về việc áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn Thành phố được lan truyền (thông tin này chưa chính thức trước 19 giờ ngày 7/7) dẫn đến việc người dân đổ xô mua sắm các mặt hàng nhu yếu phẩm để dự trữ.
![]() |
Hiện tượng thiếu hàng cục bộ xảy ra tại nhiều siêu thị ở TP.HCM do người dân đổ xô đi mua sắm (Ảnh minh hoạ chụp vào tối 7/7). |
Hiện, 3/3 chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố (chợ đầu mối Hóc Môn, chợ đầu mối Bình Điền, chợ đầu mối Thủ Đức) tạm dừng các hoạt động tập kết giao hàng trực tiếp tại chợ để thực hiện công tác phòng, chống dịch.Kết quả khảo sát tại 03 chợ đầu mối, Sở Công thương TP.HCM cho biết tổng lượng hàng về các kho bãi, các điểm tập kết hàng hóa xung quanh chợ khoảng 900 tấn/ngày đêm.
Bên cạnh đó, Sở đã qtrao đổi với Ban quản lý 03 Chợ đầu mối, lượng hàng các thương lái lớn bán hàng qua kênh điện thoại, Zalo, giao hàng trực tiếp không về điểm tập kết ước khoảng 1.200 tấn/ ngày đêm.
Tính đến sáng 8/7/2021, tổng lượng hàng đạt 2.100 tấn/ngày đêm (giảm hơn 34%) so với 7/7 (3.188,9 tấn).
Theo số liệu thống kê của Chi Cục thú y, số lượng heo được tiêu thụ trung bình mỗi đêm khoảng 4000 con (75 kg/con) trọng lượng tương đương 300 tấn thịt; trong đó, lò giết mổ Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) cung ứng hàng ra thị trường khoảng 1.916 con/đêm, trọng lượng tương đương 143,7 tấn thịt.
Chợ đầu mối Hóc Môn đã tạm ngưng hoạt động. Các mặt hàng rau củ quả được tiểu thương lớn đưa hàng về kinh doanh qua hình thức giao hàng trực tiếp cho các thương lái, mối quen, hàng không vào chợ mà tập trung chủ yếu dọc theo 2 bên tuyến đường Nguyễn Thị Sóc, Quốc lộ 22 hướng từ Ngã ba Chợ đầu mối về bến xe An Sương và ngược lại.
Phương tiện vận chuyển là xe từ các tỉnh giao trực tiếp cho các mối, sản lượng đêm 7/7 là khoảng 550 tấn.
Các tiểu thương lớn chợ đầu mối Thủ Đức đưa hàng về kinh doanh bán hàng trực tiếp trên các tuyến đường xung quanh Chợ đầu mối, khu dân cư sau chợ, đường Ngô Chí Quốc sau chợ, đường Xa lộ Hà Nội gần chợ, với sản lượng rau củ quả ước đạt 750 tấn.
Ngoài ra, các thương lái lớn chợ Bình Điền chuyển hình thức kinh doanh giao hàng trực tiếp và một số thương lái tập kết hàng dọc đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) để giao/nhận hàng, sản lượng rau củ quả khoảng 450 tấn, thủy hải sản khoảng 50 tấn.
Về giá cả, các mặt hàng thiết yếu tại chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM ghi nhận xu hướng tăng đều do số lượng chợ tạm dừng hoạt động tăng cao, người dân mua nhiều, chợ thiếu hàng cục bộ.
Ví dụ, giá thịt heo pha lóc tăng khoảng 10% - 20% so với ngày 7/7 (160.000 đ/kg thịt heo đùi, tăng 20.000 đ/kg; 210.000 đ/kg thịt ba rọi, tăng 30.000 đ/kg,…). Hầu hết mặt hàng rau củ quả đều tăng khoảng 2% - 5%.

-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower