
-
Khánh Hòa kiểm tra việc chấp hành giá dịch vụ lưu trú trong dịp Lễ 30/4, 1/5
-
Tour văn hóa, lịch sử tại TP.HCM “cháy vé” dịp lễ 30/4
-
Hậu Giang phát triển du lịch Ngã Bảy thông minh, hiệu quả, bền vững
-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội
-
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Thành phố Huế: Chuỗi hoạt động chào mừng 30/4, 1/5/2025
![]() |
Các đại biểu tham quan khu trưng bày. |
Không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội được chia thành các không gian nhỏ, với nhiều chủ đề riêng biệt. Đó là không gian văn hóa của 6 làng nghề tiêu biểu, gồm: Gốm Bát Tràng, khảm trai Chuyên Ngọ, nón Chuông, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc.
Không gian trưng bày sách, với trên 200 tư liệu được tuyển chọn cho 2 nội dung chính, gồm: Quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Thăng Long - Hà Nội, giá trị tinh thần, nguồn lực phát triển Thủ đô, giới thiệu quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội - nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh phát triển Thủ đô và đất nước trong giai đoạn mới.
Ở mảng di tích lịch sử - văn hóa, Ban Tổ chức giới thiệu các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử. với các hình ảnh tư liệu, hiện vật theo hai chủ đề chính: Các di tích còn trên mặt đất như Cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, thềm Điện Kính Thiên và một số hiện vật tiêu biểu được khai quật tại khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; các hoạt động, nghi thức lễ hội được bảo tồn, phát huy đến ngày hôm nay tại khu di sản.
Ngoài ra, còn có không gian trưng bày giới thiệu về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, theo hai nội dung là các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0 đang triển khai tại khu di tích và các sản phẩm lưu niệm đang phục vụ du khách để tham quan, trải nghiệm; không gian trưng bày và trình diễn mô hình mô phỏng nỏ thần liên châu của An Dương Vương.
Các hoạt động trưng bày, triển lãm tại hội thảo nhằm tuyên truyền, tạo sự thống nhất trong nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa.
Đồng thời, góp phần cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu… có thêm các góc nhìn đa chiều để đưa ra những ý kiến tâm huyết, đóng góp hiệu quả, đề xuất chính sách giải pháp mang tính sáng tạo, đổi mới trong triển khai, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Thị xã Sơn Tây khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, kinh tế phía Tây Hà Nội -
Phố đi bộ hồ Gươm mở cửa 5 ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Ninh: Thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan tại Cô Tô -
Hà Nội tăng sức hút với ưu đãi từ khách sạn 4 - 5 sao -
Vì sao Việt Nam đang vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích? -
Hà Nội: Nhiều chương trình văn hóa, du lịch, trải nghiệm đặc sắc dịp lễ 30/4, 1/5 -
Ứng dụng công nghệ số gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch quốc tế
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang