
-
Standard Chartered giảm phân nửa lợi nhuận, cổ phiếu rớt gần 2%
-
Sóng bán tháo tràn vào châu Á, Hang Seng có ngày giao dịch tồi tệ nhất 9 tháng
-
HSBC: Lợi nhuận trước thuế bay mất 34%
-
Canada, Australia chung sức đấu tranh với 'những gã khổng lồ Internet' -
Mỹ tuyên bố Texas rơi vào thảm họa lớn -
Tổng thống Biden kêu gọi đồng minh buộc Trung Quốc giải trình các hoạt động kinh tế
![]() |
Chỉ số Shenzhen Component của Trung Quốc giảm hơn 3% trong ngày giao dịch 22/2. Ảnh tư liệu: AFP |
Rớt điểm sâu nhất là thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục, với chỉ số Shenzhen Component trượt đến 3,072% xuống 15.336,05 điểm còn Shanghai Composite để mất 1,45% và đóng cửa với 3.642,44 điểm. Trên thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 0,89%, tính đến giờ giao dịch cuối ngày.
Trái lại, chứng khoán Nhật Bản ngược dòng với khu vực khi chỉ số Nikkei 225 nhích 0,46% lên 30.156,03 điểm, còn chỉ số Topix đóng cửa tăng 0,49% lên 1.938,35 điểm. Chứng khoán Hàn Quốc hôm nay vẫn không tránh khỏi ngày giao dịch thua lỗ khi Kospi trượt 0,9% xuống 3.079,75 điểm. Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 trượt nhẹ hơn với 0,19% xuống 6.780,90 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,96%.
Cuối tuần trước, Trung Quốc ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn một năm ở mức 3,85%, đúng như dự đoán của các chuyên gia trong cuộc khảo sát với Reuters trước đó. Tương tự, lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 5 năm của Trung Quốc cũng được ổn định ở mức 4,65%. LPR là lãi suất tham chiếu cho vay do 18 ngân hàng tại Trung Quốc thiết lập hàng tháng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la Australia tiếp tục tăng vọt lên mức 1 AUD "ăn" 0,7868 USD sau khi đạt mức 1 AUD/0,776 USD vào cuối tuần trước. Trước đó, đô la Australia đã cán mốc 1 AUD đổi 0,7908 USD - mức cao nhất kể từ đầu năm 2018, theo Reuters.
Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm về 90,359, từ mức trên 90,9 thiết lập gần đây, còn đồng yên Nhật Bản lên giá và quy đổi 105,69 JPY/USD, so với mức trên 106 JPY/USD ghi nhận giữa tuần trước.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều này đi lên, với giá dầu Brent giao sau tăng 1,21% lên 63,67 USD/thùng còn giá dầu thô giao sau của Mỹ cũng tăng cùng nhịp 1,2% lên 59,96 USD/thùng.

-
Sóng bán tháo tràn vào châu Á, Hang Seng có ngày giao dịch tồi tệ nhất 9 tháng -
Mỹ muốn xây chuỗi cung ứng công nghệ vắng bóng Trung Quốc -
HSBC: Lợi nhuận trước thuế bay mất 34% -
Canada, Australia chung sức đấu tranh với 'những gã khổng lồ Internet' -
Australia chuẩn bị thông qua luật buộc Google, Facebook "chia tiền" -
[Infographic] Tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 theo khu vực trên phạm vi toàn cầu
-
1 [Infographic] 2 tháng đầu năm 2021, thu hút FDI đạt 5,46 tỷ USD
-
2 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/2
-
3 Doanh nghiệp casino đề xuất mở rộng diện thí điểm cho người Việt vào chơi
-
4 Ba “ông lớn” ngành nông nghiệp vung vãi đất công - Bài 2: Góp vốn bằng đất “vàng”, thoái vốn bất chấp pháp luật
-
5 Nghi vấn đổi tên, lãnh đạo KienlongBank nói gì?
-
Doanh nghiệp nội cung cấp móng cọc và cảng hậu cần cho Điện gió ngoài khơi La Gàn
-
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa: Đảm bảo an toàn năng lượng nước thiết yếu cho xã hội
-
VietinBank lần thứ 3 liên tiếp vào Top 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới
-
Miễn lãi trọn đời với thẻ trả góp VietinBank i-Zero
-
EVNNPC đẩy mạnh dịch vụ điện qua kênh gián tiếp
-
Vinachem tìm kiếm nhà đầu tư để tái cơ cấu chủ đầu tư dự án