
-
Lãnh đạo EU sẽ gặp Tổng thống Trump để thúc đẩy thỏa thuận thương mại
-
Skydance và Paramount được "bật đèn xanh" cho thương vụ M&A trị giá 8,4 tỷ USD
-
Thông tin về Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6
-
Tổng thống Trump có chuyến thăm hiếm hoi đến trụ sở Fed
-
Quốc gia thứ 5 tại Đông Nam Á chính thức gia nhập thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Nvidia “vượt mặt” cả nền kinh tế: Sự hiểu lầm về con số 4.000 tỷ USD
![]() |
Toàn cảnh Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trung Quốc mới đây đã liên tiếp tạo điều kiện để các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sâu rộng hơn vào lĩnh vực chứng khoán của nước này, khi quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục quá trình mở cửa thị trường vốn trong nước.
Tờ Tân Hoa Xã ngày 13/8 đưa tin ngân hàng JP Morgan đã công bố trên trang web của mình rằng Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã phê duyệt việc J.P. Morgan International Finance Limited có quyền sở hữu 100% J.P. Morgan Securities (China). Quyết định này đã đưa đây trở thành công ty nước ngoài đầu tiên hoàn toàn sở hữu một liên doanh chứng khoán tại Trung Quốc.
Năm ngoái, “người khổng lồ” ngành ngân hàng đầu tư đã được CSRC chấp thuận để tăng cổ phần nắm giữ tại J.P. Morgan Futures Company Limited từ 49% lên 100%. Khi đó, JP Morgan cũng là công ty nước ngoài đầu tiên hoàn toàn sở hữu một liên doanh giao dịch hợp đồng kỳ hạn tại Trung Quốc.
Theo một tuyên bố từ CSRC, cơ quan quản lý này cũng đã cấp phép để ngân hàng Standard Chartered Hong Kong thành lập một công ty môi giới ở Trung Quốc đại lục.
Ngày 6/8, CSRC đã cho phép FIL Asia Holdings Pte. Limited mở một công ty quản lý quỹ hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư ở nước ngoài. Citibank (China) Co., Ltd. cũng đã có giấy phép kinh doanh để cung cấp dịch vụ lưu ký quỹ đầu tư chứng khoán cho các quỹ đại chúng và quỹ đầu tư tư nhân tại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, hơn 100 ngân hàng và công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, công ty chứng khoán, dịch vụ thanh toán và các tổ chức thanh toán bù trừ đã được giới chức Trung Quốc phê duyệt và thiết lập.
Họ đã tích cực mở rộng phạm vi các hoạt động kinh doanh tài chính, đặc biệt từ sau khi Chính phủ Trung Quốc loại bỏ giới hạn đối với tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty chứng khoán và quỹ tương hỗ vào năm 2020.
Thống kê chính thức cho thấy trong nửa đầu năm 2021, dòng vốn đầu tư ròng từ Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vào Trung Quốc lục địa thông qua các chương trình kết nối chứng khoán đã tăng 89% so với năm 2020 lên 223,6 tỷ NDT (khoảng 34,51 tỷ USD).
Vào cùng giai đoạn, các nhà đầu tư ở nước ngoài đã tăng lượng nắm giữ trái phiếu định giá theo đồng NDT thêm 40% so với năm ngoái lên hơn 450 tỷ NDT.
Cuộc họp hồi tháng Bảy của Quốc vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh rằng các hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường của các tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài như ngân hàng và các công ty bảo hiểm sẽ được giảm dần.
Những quy tắc liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới giữa công ty tài chính mẹ và công ty con sẽ được cải thiện, trong khi các kênh và biện pháp giúp các dòng vốn nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính Trung Quốc sẽ được tối ưu hóa.

-
Mỹ - Trung nối lại đàm phán thuế quan trong nỗ lực kéo dài thời gian "đình chiến"
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với EU, áp thuế quan 15%
-
AI thành "chiến địa" then chốt, Mỹ - Trung tung ra kế hoạch lớn thúc đẩy hợp tác toàn cầu
-
Lãnh đạo EU sẽ gặp Tổng thống Trump để thúc đẩy thỏa thuận thương mại
-
Skydance và Paramount được "bật đèn xanh" cho thương vụ M&A trị giá 8,4 tỷ USD -
Thông tin về Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 -
Tổng thống Trump có chuyến thăm hiếm hoi đến trụ sở Fed -
Mỹ đạt thỏa thuận thương mại với một số đối tác châu Á trước hạn chót ngày 1/8 -
Quốc gia thứ 5 tại Đông Nam Á chính thức gia nhập thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Nvidia “vượt mặt” cả nền kinh tế: Sự hiểu lầm về con số 4.000 tỷ USD -
Mỹ không vội đạt thỏa thuận, cứng rắn với thời hạn áp thuế mới vào ngày 1/8
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững - ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động
-
Định hướng chiến lược phát triển ngành logistics trong thời gian tới
-
Giải pháp logistics cho chuỗi cung ứng bền vững
-
Diễn đàn Logistics 2025: Tìm lời giải cho chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng
-
Diễn đàn công nghệ năng lượng trong kỷ nguyên mới
-
Boutique Gate: Tâm điểm mới của dòng tiền thực và giá trị gia tăng bền vững