Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Trung Quốc muốn thắt chặt quản lý các ứng dụng gọi xe
Kim Thoa (vnexpress) - 24/09/2015 07:57
 
Sự phát triển của Uber hay Didi Kuaidi - những dịch vụ gọi taxi qua điện thoại thông minh đang được chính quyền Trung Quốc đánh giá là có nhiều rủi ro.

Bloomberg dẫn một nguồn tin cho hay Trung Quốc đang xem xét các quy định buộc những ứng dụng gọi taxi như Uber và Didi Kuaidi phải sử dụng xe ôtô và tài xế đã đăng ký kinh doanh, đồng thời cho phép các chính quyền địa phương hạn chế cấp giấy phép cho dịch vụ này. Theo đó, các công ty trên sẽ bị cấm phá giá dịch vụ nhằm gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh. Dự thảo luật sẽ được đưa ra sớm để lấy ý kiến công chúng.

kuaidi1-e1426727031729-1940x10-5649-2337

Mô hình dịch vụ gọi taxi qua ứng dụng di động đang phát triển nhanh tại Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trước sự lan truyền những thông tin trên, phía Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cũng như phát ngôn viên của Didi Kuaidi và Uber chi nhánh Bắc Kinh đều từ chối đưa ra bình luận.

Tuy nhiên, dự thảo khung về quản lý dịch vụ gọi xe là một thách thức lớn đối với mô hình kinh doanh hiện tại khi công ty phải đăng ký sở hữu với những chiếc xe tư nhân và kết hợp với các lái xe. Những chiếc xe đăng ký để sử dụng cho mục đích thương mại sẽ bị loại bỏ sau 8 năm sử dụng và phải đóng bảo hiểm cũng như bị áp mức thuế cao hơn.

Động thái của chính quyền địa phương nhằm hạn chế số lượng giấy phép cấp cho các ứng dụng gọi xe cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng của Uber và Didi Kuaidi. Cả 2 hãng đều đã thu hút hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư nhờ phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc. Hai công ty đã chi rất nhiều vào các khoản trợ cấp cho lái xe và người tiêu dùng trong nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Dù đang được đầu tư tài chính và chuẩn bị các kế hoạch mở rộng sang hàng tá thành phố, các công ty này tiếp tục hoạt động không rõ ràng khi cho phép ôtô tư nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển trả phí. Dịch vụ này từ trước đến nay đều bị hạn chế cấp phép với xe taxi và công ty cho thuê.

Trước đó, trên Economic Information Daily - tờ báo trực thuộc quản lý của Tân Hoa Xã đã đăng tải các yêu cầu về đăng ký thương mại và việc tăng giá vé của những hãng gọi xe taxi. Đầu tuần này, tờ China Business Journal cũng cho biết, chính quyền địa phương sẽ quyết định số lượng phương tiện vận tải theo yêu cầu.

Cả Uber và Didi đã nhiều lần cam kết sẽ hoạt động theo các quy định hiện hành, mặt khác không ngừng kêu gọi chính phủ cập nhật những quy tắc mới.

Chủ tịch của công ty Didi Kuaidi, bà Jean Liu chia sẻ những khó khăn trong việc di chuyển giữa các thành phố của Trung Quốc đã tạo ra một "ngôn ngữ chung" giữa công ty và các quan chức chính phủ, những người hiểu rằng tắc nghẽn giao thông làm giảm tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một thành phố.

Giám đốc điều hành Travis Kalanick của Uber cũng nhấn mạnh việc công ty muốn trở thành đối tác tốt tại Trung Quốc bằng cách tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người dân và hợp tác với chính phủ. Trong bài phát biểu tại Bắc Kinh hồi đầu tháng này, ông Kalanick đã gọi Uber là "đồng kiến ​​trúc sư trong việc tạo ra các thành phố của tương lai".

 

Uber thử nghiệm dịch vụ gọi trực thăng qua di động tại Việt Nam
Trước khi chính thức đưa dịch vụ gọi trực thăng qua di động tại Đà Nẵng đi vào hoạt động, Uber Việt Nam sẽ dành cho khách hàng cơ hội tham quan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư