
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
-
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
-
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy -
Tổng thống Trump: Sẽ "có sự linh hoạt" trong thuế quan "có đi có lại"
Trong tháng 8, Trung Quốc mua 8,3 tỷ USD dầu thô, các chế phẩm từ dầu, khí đốt và than đá từ Nga, cao hơn 68% so với tháng 8/2021, theo số liệu chính thức từ Hải quan Trung Quốc. Theo đó, trong 6 sau kể từ tháng 2/2022 (thời điểm xung đột Nga - Ukraine diễn ra), Trung Quốc đã chi 44 tỷ USD để mua năng lượng từ Nga, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trung Quốc mua thêm nhiều năng lượng từ Nga trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm sút vì kinh tế tăng trưởng chậm và các chính sách zero Covid khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ.
Dù vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mua năng lượng từ Nga với mức giá chiết khấu hấp dẫn, trong bối cảnh Nga cần tìm đầu ra cho sản phẩm năng lượng khi đang chịu các lệnh cấm vận từ phương Tây.
Trong tháng 8/2022, Nga xuất khẩu 8,34 triệu tấn dầu sang Trung Quốc, tăng từ mức 7,15 triệu tấn vào tháng 7/2022 và 6,53 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Moscow có khả năng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng sang các địa điểm như Trung Quốc trong vài tháng tới, khi châu Âu áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga.
Đáng chú ý, trong lúc Liên minh châu Âu (EU) cố gắng để cắt đứt sự phục thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga, khu vực này lại trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ Trung Quốc.
Kể từ đầu năm đến nay, các công ty Trung Quốc đã bán 4 triệu tấn LNG trên thị trường quốc tế, tương đương khoảng 7% tổng lượng tiêu thụ khí đốt của EU trong nửa đầu năm. Hãng lọc hoá dầu lớn nhất Trung Quốc Sinopec Group cũng cho biết đang bán bớt lượng LNG dư thừa ra thị trường toàn cầu. Truyền thông Trung Quốc cho biết trong năm nay, Sinopec đã bán 45 lô LNG với tổng khối lượng khoảng 3,15 triệu tấn.
“Nếu châu Âu đang mua LNG từ Trung Quốc, thì một phần trong số đó có thể là LNG từ Nga, và có thể được pha trộn”, chuyên gia Anna Mikulska thuộc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng, Đại học Rice chia sẻ.
Vào năm 2014, công ty năng lượng Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký kết một thoả thuận trị giá 400 tỷ USD với thời hạn 30 năm để xây đường ống dẫn khí Power of Siberia và mua bán khí đốt qua đường ống này.
Power of Siberia có chiều dài 3.000 km của đoạn nằm trên lãnh thổ Nga và 5.000 km của đoạn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Đường ống đã bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2019 và dự kiến sẽ cung cấp cho Trung Quốc tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm khi đạt công suất tối đa vào năm 2025.

-
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? -
Kinh tế Mỹ với nỗi lo đình lạm -
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
EU đầu tư 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Chiến tranh thương mại lấn sang trận địa mới -
Tổng thống Trump áp thuế 25% đối với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics