Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 07 năm 2024,
Trung Quốc: Nhu cầu tiêu dùng vẫn yếu, lạm phát tháng 6 không như kỳ vọng
Đông Phong - 10/07/2024 14:15
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 không như kỳ vọng còn chỉ số giá sản xuất (PPI) vẫn giảm, đã phác họa bức tranh nhu cầu trong nước của Trung Quốc đang sa lầy trên đà phục hồi chậm.
Giá thực phẩm tại Trung Quốc đã giảm 2,1% trong tháng 6, so với cùng kỳ năm trước, nối gót mức giảm 2% trong tháng 5. Ảnh: AFP
Giá thực phẩm tại Trung Quốc đã giảm 2,1% trong tháng 6, so với cùng kỳ năm trước, nối gót mức giảm 2% trong tháng 5. Ảnh: AFP

Chính quyền Trung Quốc đã tìm cách phục hồi tiêu dùng trong nước sau quá trình phục hồi chậm chạp sau đại dịch Covid-19, nhưng lo ngại về các vấn đề căn bản hơn như suy thoái bất động sản kéo dài và tình trạng mất việc làm vẫn tiếp diễn. Điều đó đã làm giảm sức chi của người tiêu dùng và các nhà sản xuất.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 10/7 công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này đã tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 0,3% trong tháng 5, mức chậm nhất trong ba tháng.

Mức tăng CPI tháng 6 thấp hơn mức tăng 0,4% được các nhà kinh tế dự đoán với Reuters, bất luận các nhà bán lẻ Trung Quốc đã nỗ lực kích cầu bằng cách giảm giá hàng loạt mặt hàng, từ ô tô đến cà phê.

Ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Quỹ quản lý tài sạn Pinpoint, đánh giá: "Nguy cơ giảm phát vẫn chưa giảm bớt ở Trung Quốc. Nhu cầu trong nước vẫn còn yếu".

Giá thực phẩm tại Trung Quốc thậm chí còn giảm mạnh hơn, bất chấp sự gián đoạn nguồn cung do thời tiết mùa hè xấu. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn yếu.

Cụ thể, giá thực phẩm tháng 6 đã giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, nối gót mức giảm 2% trong tháng 5. Đáng chú ý, giá rau tươi giảm 7,3% so với mức tăng 2,3% trong tháng 5. Giá trái cây tươi giảm sâu tới 8,7%, từ mức giảm 6,7% trong tháng 5.

Tính chung lại, chỉ số CPI tháng 6 đã giảm 0,2% so với tháng 5, cao hơn mức giảm 0,1% trong tháng 5 và ngày càng tồi tệ hơn so với mức giảm 0,1% được dự báo.

Lạm phát lõi (không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng) đứng ở mức 0,6% trong tháng 6, không thay đổi so với tháng 5.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 0,8% trong tháng 6 so với một năm trước đó, thấp hơn mức giảm 1,4% của tháng trước. Mức giảm của chỉ số PPI tháng 6 là nhỏ nhất trong 17 tháng qua, chủ yếu là do mức cơ sở thấp hơn vào năm ngoái.

"Giá hàng tiêu dùng lâu bền tại khu vực nhà máy giảm sâu cho thấy năng lực sản xuất dư thừa vẫn là một vấn đề ngày càng tồi tệ", ông Gabriel Ng, nhà phân tích tại Capital Economics, bình luận.

Ông Ng cho rằng: "Chính sách của chính phủ vẫn ưu tiên đầu tư, điều này có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều này sẽ tiếp tục đè nặng lên lạm phát". Nhà phân tích này ước tính CPI năm nay của Trung Quốc sẽ chỉ tăng 0,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát chính thức là 3% cho cả năm.

Dữ liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy giá xăng tại nước này đã giảm tới 6% trong tháng 6, từ mức 5,2% của tháng trước, trong khi giá phương tiện sử dụng năng lượng mới giảm 7,4%, so với mức giảm 6,9% trong tháng 5.

Theo ông Lynn Song, nhà kinh tế trưởng tại ING, lạm phát yếu và dữ liệu tín dụng thấp đang là cơ sở thuyết phục để Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới.

Lạm phát Trung Quốc tăng chậm nhất trong 2 năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Trung Quốc chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ đầu năm 2021.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư