-
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024
Chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc đã tăng lên 50,8 điểm trong tháng 3, từ mức 49,1 của tháng 2. Ảnh: AFP |
Kết quả trên là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngay cả khi cuộc khủng hoảng bất động sản của nước này vẫn đang là lực cản đối với nền kinh tế và niềm tin của nhà đầu tư.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc đã tăng lên 50,8 điểm trong tháng 3, từ mức 49,1 của tháng 2 và cao hơn mức dự báo trung bình 49,9 điểm trong cuộc thăm dò trước đó của Reuters.
Mặc dù tốc độ tăng còn khiêm tốn nhưng đây cũng là chỉ số PMI cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái, khi động lực tăng trưởng từ việc gỡ bỏ các biện pháp chống dịch Covid-19 cứng rắn bắt đầu chững lại.
Zhou Maohua, nhà phân tích của Ngân hàng Everbright Trung Quốc, cho rằng: "Nhìn vào các chỉ số, thì cung và cầu trong nước đã được cải thiện; khi niềm tin của chủ sở hữu nhà và doanh nghiệp đang phục hồi, thì mức độ sẵn sàng tiêu dùng và đầu tư cũng sẽ tăng lên".
Dữ liệu PMI tháng 3 cho thấy Trung Quốc ghi nhận số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lên mức tích cực, đảo ngược mức sụt giảm kéo dài 11 tháng qua. Tuy nhiên, tình hình việc làm vẫn tiếp tục sụt giảm, mặc dù với tốc độ chậm hơn.
Các chỉ số lạc quan gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dần lấy lại trạng thái tốt hơn, khiến các nhà phân tích bắt đầu nâng dự báo tăng trưởng năm nay đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đơn cử, tập đoàn dịch vụ tài chính Citi tuần này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Trung Quốc lên 5,0%, từ mức 4,6%, với lý do "dữ liệu tích cực gần đây và việc đưa ra chính sách".
Theo phản ánh của Reuters, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp chống dịch Covid-19 vào cuối năm 2022, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản của nước này ngày càng lún sâu, nợ chính quyền địa phương gia tăng và nhu cầu toàn cầu suy yếu.
"Dữ liệu tháng 3 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã sẵn sàng cho một kết thúc mạnh mẽ trong quý I", công ty tư vấn China Beige Book nhận xét. "Việc tuyển dụng đã ghi nhận khoảng thời gian cải thiện dài nhất kể từ cuối năm 2020. Sản xuất cũng như bán lẻ đều tăng trưởng".
Tuy nhiên, suy thoái bất động sản ngày càng sâu sắc vẫn là lực cản lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, bên cạnh vấn đề nợ của chính quyền các địa phương và bảng cân đối kế toán của các ngân hàng quốc doanh.
Tháng 3 ghi nhận chỉ số PMI phi sản xuất chính thức của Trung Quốc, bao gồm lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, đã tăng lên 53 điểm, từ mức 51,4 trong tháng 2, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 9.
Đầu tháng này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 là khoảng 5% tại cuộc họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ cần tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên.
Thực tế, chính phủ Trung Quốc vào đầu tháng này đã thông qua một kế hoạch nhằm thúc đẩy nâng cấp thiết bị trên quy mô lớn và bán hàng tiêu dùng. Kế hoạch này được kỳ vọng có thể tạo ra nhu cầu thị trường trị giá hơn 5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 691,63 tỷ USD) mỗi năm.
Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể bắt đầu rơi vào tình trạng đình trệ kiểu Nhật Bản vào cuối thập niên này, nếu các nhà hoạch định chính sách không thực hiện các biện pháp định hướng lại nền kinh tế theo hướng tiêu dùng hộ gia đình và phân bổ nguồn lực theo thị trường, đồng thời thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng như trước đây.
-
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm -
Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Eurozone đang tiến rất gần đến mục tiêu lạm phát trung hạn 2% -
Google cắt giảm 10% vị trí quản lý cấp cao -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo -
Lo lắng về giá vàng năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá