Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Trung Quốc: Sản xuất chưa kịp phục hồi đã lĩnh cơn đau mới
 
Kể từ tuần trước, email của Grace Gao, giám đốc xuất khẩu của Shandong Pangu Industrial Co đã tràn ngập thư khách hàng nước ngoài gửi tới với cùng nội dung: đề nghị hoãn vận chuyển hàng hoá đã sản xuất theo đơn đặt hàng trước đó.

Shandong Pangu Industrial Co là doanh nghiệp sản xuất búa, công cụ cơ khí với 60% lượng hàng bán sang châu Âu. Với việc dịch Covid-19 đang hoành hành từ Tây Ban Nha tới Ý, khách hàng tại đây lần lượt cắt giảm lượng hàng mua từ nhà máy Trung Quốc, ngay khi hoạt động sản xuất tại Đại lục mới ổn định trở lại. Đây là câu chuyện chung đang diễn ra với ngành sản xuất Trung Quốc.

“Đây là một bước ngoặt, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Tháng trước, khách hàng liên tục bám đuổi chúng tôi để thúc giục việc sản xuất và vận chuyển hàng hoá. Hiện tại, chúng tôi lại theo bám khách hàng để hỏi xem có thể chuyển hàng đã sản xuất theo đơn đặt hàng đi hay chưa”, Grace Gao nói và cho biết thêm, doanh thu bán hàng trong tháng 4 – 5 dự kiến sẽ giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình cảnh này chính là cú sốc thứ hai đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi quốc gia này đang cố gắng khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh sau chuỗi thời gian “đóng cửa” vì dịch bệnh.

“Đây là cú sốc đối với kinh tế Trung Quốc. Sự lan rộng của dịch Covid-19 trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nền sản xuất theo 2 hướng: phá vỡ chuối cung ứng và làm suy giảm nhu cầu tại thị trường quốc tế”, Xing Zhaopeng, nhà kinh tế tại ANZ Banking Group nhận định.

Trong bối cảnh này, đa phần doanh nghiệp Đại lục cho biết, bị huỷ đơn hàng, không thể sắp xếp vận chuyện và trì hoãn thanh toán trở thành cơn đau mới đối với họ.

“Các nhà sản xuất đối diện việc nhiều khách hàng quốc tế không muốn nhận hàng, hoặc việc vận chuyển hàng hoá tới khách hàng là không thể. Chưa kể, các đơn hàng xuất khẩu mới giảm sút mới là vấn đề nghiêm trọng nhất”, Dong liu, phó chủ tịch Fujian Strait Textile Technology Co chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc nhiều sự kiện thể thao – văn hoá – chính trị không thể tổ chức cũng tác động mạnh tới các nhà sản xuất Trung Quốc, trong đó phải kể tới Olympic 2020, Euro 2020…

“Kể từ giữa tháng 2 tới nay, các đơn hàng của chúng tôi lần lượt “biến mất”. Đầu tiên là sự kiện marathon tại Nhật Bản, sau đó là châu Âu, rồi tới Mỹ”, Alice Zeng, người điều hành AQ Pins & Gifts Co cho biết. Đây là công ty xuất khẩu 100% hàng hoá và là nhà thầu cung cấp các loại quà tặng kim loại cho Euro 2020.

Các số liệu đo lường mức độ tự tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh tăng nhẹ trong tháng 3/2020, tuy nhiên, nguyên nhân là bởi mức sụt giảm trong tháng 2 khi dịch bệnh hoành hành quá lớn. Theo nhận định của Bloomberg, các số liệu có xu hướng sẽ giảm xuống trong thời gian tới, dù hiện tại duy trì tín hiệu khởi sắc.

Chính phủ Trung Quốc đang phản ứng với khủng hoảng hiện này bằng việc tạo điều kiện duy trì việc làm cho người lao động, bất kể việc thu nhập có thể giảm xuống.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhiều bất ổn. Do đó, chính phủ sẽ có biện pháp hỗ trợ nhà xuất khẩu bao gồm giảm thuế, giảm chi phí bảo hiểm xã hội và tín dụng. Nhà nước cũng sẽ giúp doanh nghiệp tại một số lĩnh vực xây dựng nhà kho, thiết lập con đường vận chuyển tới các quốc gia khác.

“Những điều tồi tệ nhất chuẩn bị ập đến với các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hoá từ Trung Quốc. Năm nay, xuất khẩu của Đại lục nhiều khả năng giảm ít nhất 10%”, Larry Hu, nhà kinh tế trưởng thị trường Trung Quốc tại Macquarie Group Ltd cho biết.

Dow Jones lập kỷ lục, chứng khoán Nhật - Hàn hưởng lợi
Nhiều chỉ số lớn trên thị trường chứng khoán châu Á lên điểm mạnh mẽ sau khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đêm qua ghi nhận phiên tăng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư