-
Vì sao nhiều dự án ở Kon Tum chậm tiến độ? -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn
Thiếu bền vững trong liên kết
Phát biểu tại Diễn đàn Mekong Connect 2023 diễn ra tại TP.HCM mới đây, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường đã nêu lên thực trạng về liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Theo ông, thời gian qua, ĐBSCL đã hình thành đa dạng các liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, như: Liên kết theo chuỗi giá trị; liên kết ngành, cụm ngành hàng chủ lực; liên kết theo chuỗi sản xuất và chế biến; liên kết hướng đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; liên kết vận tải - logistics và liên kết công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, việc liên kết đó chủ yếu là liên kết theo ngành, cụm ngành hàng chủ lực (thủy sản, lúa gạo, cây ăn trái, rau màu), nhưng hiệu quả không cao, thiếu tính bền vững, vẫn còn tình trạng “bẻ kèo” hợp đồng khi giá cả thị trường thay đổi.
Các hình thức liên kết còn lại chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm. Do vậy, việc hình thành các chuỗi liên kết giá trị có tính chuyên nghiệp cao là rất cần thiết, làm hạn chế việc mất đồng bộ về cung cầu, khắc phục tính dễ bị tổn thương, gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường phát biểu tại Diễn đàn Mekong Connect 2023 diễn ra tại TP.HCM |
Theo Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL là luôn thiếu hụt nguồn cung ứng giống cây trồng chất lượng, thiếu năng lực kỹ thuật, quản lý của người nông dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ. Chế biến và gia công sản phẩm nông nghiệp là khâu yếu nhất. Các nhà máy chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu của nguồn nguyên liệu đến từ nông dân, gây lãng phí và giảm giá trị sản phẩm nông nghiệp.
“Vùng ĐBSCL đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ. Các kênh phân phối chưa được phát triển, rất khó tiếp cận các kênh bán lẻ. Đặc biệt hơn, ĐBSCL thiếu cơ chế chính sách để thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến nông sản nên chưa tạo được động lực phát triển Vùng vốn có lợi thế về sản xuất nông nghiệp”, ông Trần Việt Trường nhấn mạnh.
Động lực thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL
Từ thực trạng nêu trên, ông Trần Việt Trường cho rằng, định hướng liên kết và xu thế tất yếu thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cần Thơ, đây là động lực thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL.
Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL tại TP.Cần Thơ góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với 3 nhà (nhà nông, nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu |
Trong đó, xác định việc xây dựng Trung tâm liên kết thành “Một điểm đến đa dịch vụ” góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với 3 nhà: Nhà nông, nhà sản xuất (thương nhân, doanh nghiệp nông sản) và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu; khuyến khích thiết lập mối liên kết giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng của sản phẩm.
Trung tâm liên kết xây dựng tại TP. Cần Thơ với 300 ha, được chia thành 2 khu (Khu 1 với 50 ha tại quận Bình Thủy và Khu 2 với 250 ha tại huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ). Dự kiến với 10 chức năng hoạt động của Trung tâm liên kết.
Để có cơ sở triển khai, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ. Đồng thời, định hướng các tỉnh ĐBSCL cùng phối hợp triển khai Đề án, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.
Bên cạnh đó, hỗ trợ TP. Cần Thơ các giải pháp thúc đẩy chuỗi liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó quan tâm đến các khâu trọng yếu là hình thành chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản hiện đại; giải pháp toàn diện về logistics nông nghiệp của vùng ĐBSCL gồm toàn bộ các khâu từ khâu lập kế hoạch, dự báo, hỗ trợ mua hàng, sản xuất, phân phối logistics chủ động, kết nối đa kênh tới thị trường tiêu thụ. Chú trọng đến giải pháp tích hợp trực tiếp và trực tuyến, kết nối tiêu thụ, hình thành Trung tâm giao dịch nông sản trực tiếp (chợ bán sỉ hiện đại), kết nối với mạng lưới cung ứng nông sản toàn cầu.
Đối với TP.HCM, ông Trần Việt Trường cho rằng, việc nghiên cứu khai thác thế mạnh đặc thù, vận dụng cơ chế chính sách giữa 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Cần Thơ và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM) trở thành cấp thiết để cùng chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, tìm ra cơ hội, phát huy tiềm năng.
Từ đó, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ mong muốn được hợp tác với UBND TP.HCM nhằm phân tích, đánh giá tiềm lực đột phá từ những ngành hàng cụ thể, nối kết và nâng tầm ảnh hưởng những ngành hàng có tính dẫn dắt. Tìm ra những cơ hội thúc đẩy đổi mới sáng tạo, dẫn dắt khu vực công - tư, từ lực lượng nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp, gắn khởi nghiệp với những mục tiêu nâng tầm trong lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế trải nghiệm và tăng trưởng bao trùm.
“TP.HCM và TP. Cần Thơ cùng liên kết vận dụng cơ chế đặc thù, mở ra hệ sinh thái thuận lợi hóa cho những ý tưởng thúc đẩy thế mạnh đặc thù và kinh nghiệm đặc biệt từ các địa phương để cùng nhau phát huy tiềm năng tốt nhất mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài”, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ chia sẻ.
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư tại Trung tâm liên kết được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian bắt đầu hưởng ưu đãi, điều kiện áp dụng ưu đãi thuế, thu nhập được hưởng ưu đãi quy định tại điểm này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất; sau thời gian miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong 7 năm tiếp theo.
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 7% sau 8 tháng năm 2024 -
Đề xuất xây dựng mới cầu Phong Châu bằng nguồn vốn đầu tư công -
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam