
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Ngày 21/3, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” tại TP.HCM.
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập chính của phát triển kinh tế tư nhân. Đầu tiên, kinh tế tư nhân chưa đạt nhiều mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết 10/NQ-TW (2017) và Nghị quyết 45/2023/NQ-CP, nhiều doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh chưa “chịu lớn”; đóng góp trong GDP vẫn chỉ xoay quanh 50%, từ 47,2% năm 2005, hay 50% từ 2011. Tiếp đó, quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ; năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế…
Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai, vốn, cải tiến công nghệ, chương trình/dự án trọng điểm quốc gia. Quản trị doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, điều hành chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, chưa qua đào tạo và ít người có bằng cấp chuyên môn. Quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh còn chậm; đóng góp của hộ kinh doanh vào ngân sách nhà nước còn hạn chế…
![]() |
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia chia sẻ tại hội thảo. |
Với những hạn chế này, TS Cấn Văn Lực chỉ ra 3 nguyên nhân khách quan. Thứ nhất là kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột, cạnh tranh thương mại - công nghệ, gián đoạn chuỗi cung ứng, bảo hộ thương mại, thiên tai, lũ lụt.
Thứ hai là sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp bên ngoài và cuối cùng là các quy định, tiêu chuẩn khắt khe hơn về xanh hóa, bảo vệ môi trường, nguồn gốc xuất xứ…
Cùng với đó là 7 nguyên nhân chủ quan, từ tư duy, nhận thức và quan điểm của cơ quan quản lý còn chưa đúng, chưa chuẩn; đến môi trường đầu tư - kinh doanh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thực sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước…
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp siêu nhỏ còn nhiều thủ tục phức tạp, chưa có cơ chế hỗ trợ. Tư duy, tầm nhìn, kiến thức, quản trị và sự chủ động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế. Nguồn lực về tài chính, công nghệ, nhân lực còn hạn chế so với yêu cầu đầu tư phát triển. Khả năng liên kết giữa các khối doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp tư nhân lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu. Thiếu kết nối giữa doanh nghiệp với các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo, viện nghiên cứu, đào tạo…
![]() |
Toàn cảnh hội thảo với chủ đề “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam”. |
Đề giải quyết những bất cập trên, TS Cấn Văn Lực đưa ra nhóm 8 giải pháp. Đầu tiên, cần thống nhất, nhất quán về tư duy “đột phá”; thay đổi quan điểm và nhận thức về vai trò và vị trí của khu vực kinh tế tư nhân; coi khu vực này là động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, là lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp đó, Nhà nước cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hết sức quan tâm khâu thực thi. Đồng thời, tạo thuận lợi hóa quá trình tiếp cận đất đai, tài chính, công nghệ mới; giải phóng nhanh các nguồn lực đang bị treo, tồn đọng, lãng phí; tăng cường thông tin, truyền thông về vai trò của kinh tế tư nhân, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin thị trường, đối tác, dự báo, bối cảnh…
Cùng với đó, xây dựng, chuẩn hóa thông tin, số liệu thống kê, báo cáo về các khu vực kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng để phục vụ quá trình ra quyết sách, quản trị và điều hành quốc gia.
Bản thân doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cần đổi mới tư duy quản trị, bài bản, minh bạch, có tầm nhìn, chiến lược nhiều hơn; đặc biệt luôn nhận thức, hành động gắn với đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và thượng tôn pháp luật.

-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025