
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa (TTC AgriS, Hose: SBT) SBT tăng 32%, hoàn thành 72% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế hoàn thành 51% kế hoạch trong 6 tháng nửa đầu niên độ.
Sản lượng tiêu thụ của các kênh bán hàng ghi nhận tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ, trong đó, kênh xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc khi sản lượng bán hàng tăng hơn 70%; kênh công nghiệp B2B tăng 26% so với cùng kỳ.
Đây là dấu hiệu khởi sắc cho thấy nhu cầu tiêu thụ đường được cải thiện đáng kể trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
![]() |
Lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu niên độ đạt hơn 432 tỷ đồng, hoàn thành 51% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế đạt 384 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2 niên độ (niên độ 2022-2023), đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu khi các dòng sản phẩm đường ghi nhận 11.400 tỷ đồng, chiếm gần 93% doanh thu, tăng hơn 28,5% so với cùng kỳ.
Bên cạnh sản phẩm đường, doanh thu phân bón ghi nhận gần 123 tỷ đồng, chiếm 1%, tăng 150% so với cùng kỳ, doanh thu mật rỉ ghi nhận 113 tỷ đồng chiếm 0,9% tăng hơn 14% so với cùng kỳ và doanh thu điện ghi nhận 62 tỷ đồng chiếm 0,5%, tăng hơn 19% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, doanh thu khác của Công ty cũng là một điểm nhấn ghi nhận gần 584 tỷ đồng, chiếm 4,8% doanh thu, tăng 154% so với cùng kỳ.
Doanh thu này đến từ hoạt động bán máy móc cơ giới và các sản phẩm nông nghiệp khác như: chuối, dừa, cao su… Sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu này đã chứng minh cho việc SBT đang đi đúng lộ trình hướng tới chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện, trở thành Công ty nông nghiệp hàng đầu khu vực, vận hành và phát triển hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ liền mạch, tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan, quy mô của TTC AgriS cũng được mở rộng với tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2022 đạt 29.202 tỷ đồng (~ 1,3 tỷ USD), tăng nhẹ 5% so với đầu niên độ.
Dự báo xu hướng thị trường còn nhiều biến động, nhưng với nền tảng quản trị thông tin tốt, TTC AgriS đã sớm dự báo được trước sức ảnh hưởng của các biến động và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó chủ động tính toán đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh một cách phù hợp.
Theo đó, Công ty đặt mục tiêu tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng nhẹ và giữ vững thị phần ở các phân khúc kinh doanh trọng yếu đã xây dựng. Đặt chỉ tiêu doanh thu kế hoạch ở mức 17.017 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 850 tỷ đồng, giữ mức ổn định so với cùng kỳ. Tiếp tục tái cấu trúc nguồn vốn, tăng tài sản, giảm nợ và đặc biệt chú trọng kế hoạch huy động 20% vốn phần từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
TTC AgriS đã trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng quy mô nguồn vốn hoạt động. Số lượng dự kiến chào bán là gần 126 triệu cổ phiếu, tương đương 20% số cổ phiếu đang lưu hành.
Thời gian thực hiện trước ngày 30/6/2023, giá sẽ được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị xác định và công bố sau. Đối tượng phát hành là nhà đầu tư chuyên nghiệp, đủ năng lực đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán, có chiến lược phù hợp với Công ty.
Cổ phiếu đợt này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 1 năm từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Công ty cũng thống nhất phương án phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá tối đa 1.000 tỷ đồng, chủ trương sáp nhập công ty con theo phương án tái cấu trúc nhằm tối ưu hoá hoạt động.
![]() |
Có thể nói, tính tới thời điểm hiện tại, SBT đã dự báo chính xác các biến động bên ngoài, xác định các mấu chốt quản lý để kịp thời, nhanh chóng đưa ra các phương án tối ưu nguồn lực từ quy trình chi phí đến việc sắp xếp lại bộ máy hoạt động, chủ động xây dựng hệ thống công nghệ cao, ứng dụng vào toàn diện chuỗi giá trị.
Từ đó dễ dàng thích nghi với bối cảnh mới, tối ưu chuỗi cung ứng thông qua các chính sách hoạch định tài nguyên, gia tăng doanh thu từng mảng kinh doanh ở từng quốc gia. Khẳng định vị thế Công ty nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững và hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
Ngành đường dự báo có nhiều triển vọng tích cực vào 6 tháng cuối niên độ, giá đường thế giới chạm đỉnh 6 năm. Thị trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của giá đường thế giới, cụ thể, sau khi chạm đáy ở vùng giá 9 cents/lb vào tháng 4/2020, giá đường thế giới đã nhanh chóng phục hồi, tăng liên tiếp và hiện đang chạm mức cao nhất trong vòng 6 năm tại mức xấp xỉ 21 cents/lb tại ngày 30/01/2023.
Vừa qua, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cũng đưa ra nhận định (giá đường thế giới từ tháng 1 đến tháng 10 trung bình đạt 18,5 cents/lb tăng 6,2% so với cùng kỳ, dự báo đến năm 2029 giá đường trung bình đạt 21,3 cents/lb).
Các đại lý cho biết, thị trường được củng cố bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung và lo ngại lượng mưa quá nhiều trong tháng 9 và tháng 10 tới có thể làm giảm sản lượng ở Ấn Độ.
Trong niên vụ 2022-2023, Ấn Độ dự kiến sản xuất 34,3 triệu tấn đường, giảm 4% so với dự báo trước đó, do năng suất mía ở các bang sản xuất chỉnh sụt giảm bởi thời tiết bất lợi. Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã phải tăng cường sản xuất thêm 3,7% đường trong 3 tháng đầu tiên của niên độ 2022/23.
Cũng trong niên vụ 2022-2023, Cơ quan cung ứng lương thực Brazil - Conab cho biết vụ mía đường của Brazil dự kiến đạt 598,3 triệu tấn, tăng so với ước tính hồi tháng 8 là 572,9 triệu tấn, do sản lượng cao hơn ở bang sản xuất hàng đầu Sao Paulo.
Trong đó, sản lượng đường dự kiến đạt tổng cộng 36,4 triệu tấn, tăng 4,1% so với niên vụ 2021/22 và cũng cao hơn dự báo trước đó là 33,89 triệu tấn. Xu hướng ưu tiên dịch chuyển sản xuất ethanol thay vì sản xuất đường đã giúp sản lượng ethanol tăng, cụ thể, tổng sản lượng ethanol của Brazil (tính cả nhiên liệu làm từ ngô) dự kiến sẽ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 31,14 tỷ lít. Điều này đồng thời cũng tác động giảm tới sản lượng đường tại quốc gia này cũng như thị trường toàn cầu.

-
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới