
-
Hà Nội miễn tiền thuê đất, một số loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp làm sản phẩm tái chế
-
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Ngành nông nghiệp và môi trường vững bước trong giai đoạn khó khăn
-
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam -
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vẫn còn lúng túng trong tiếp cận và triển khai, giữa lúc thị trường quốc tế và chính sách nội địa đang siết chặt yêu cầu minh bạch phát thải và chuyển đổi xanh.
![]() |
Kiểm kê khí nhà kính không quá phức tạp nếu doanh nghiệp biết cách bắt đầu. |
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phát thải từ 3.000 tấn CO₂ tương đương mỗi năm, tiêu thụ năng lượng vượt ngưỡng 1.000 TOE/năm (tương đương 4.186 GJ hoặc 1.000 tấn dầu quy đổi), hoặc hoạt động trong các lĩnh vực phát thải cao như năng lượng, công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp và xử lý chất thải sẽ bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính. Điều này đồng nghĩa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không nằm ngoài phạm vi áp dụng, bất kể quy mô hay doanh thu.
Một số doanh nghiệp khi được hỏi cho biết nhiều doanh nghiệp hiện chưa thực sự hiểu rõ các bước kiểm kê khí nhà kính, trong khi chi phí tuân thủ và sự phức tạp của thủ tục khiến họ ngần ngại triển khai. Tuy nhiên, các ý kiến cũng nhìn nhận việc tiến tới trung hòa carbon là yêu cầu tất yếu nếu muốn tồn tại trong sân chơi toàn cầu.
Ở góc độ chuyên gia, TS. Đinh Thị Hải Vân nhận định, SME là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Khi các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) tại EU được áp dụng mạnh mẽ và tiêu chuẩn ESG ngày càng phổ biến, các tập đoàn đa quốc gia sẽ yêu cầu nhà cung ứng minh bạch phát thải, nếu không sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, bà Vân khẳng định kiểm kê khí nhà kính không quá phức tạp nếu doanh nghiệp biết cách bắt đầu. Có thể triển khai theo mô hình “Đo - báo cáo - giảm - bù trừ”, bắt đầu từ hai phạm vi dễ làm nhất là Scope 1 (phát thải trực tiếp từ nhiên liệu) và Scope 2 (phát thải gián tiếp từ điện năng tiêu thụ). Dữ liệu có thể lấy từ hóa đơn điện, nhiên liệu hoặc hồ sơ vận hành hiện có.
Sau khi có số liệu, doanh nghiệp nên rà soát các điểm phát thải chính như hệ thống chiếu sáng, thiết bị điện lạnh, máy móc… và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng như thay đèn LED, điều chỉnh điều hòa, bảo trì định kỳ hoặc trồng cây xanh trong khu làm việc.
Tiếp theo, cần lập kế hoạch hành động giảm phát thải, ví dụ đặt mục tiêu giảm 10-20% lượng khí thải trên mỗi tấn sản phẩm trong vòng 5 năm, kết hợp bù trừ thông qua các dự án trồng rừng, đầu tư xanh hoặc mua tín chỉ carbon.
TS.Vân khuyến nghị doanh nghiệp nên xem năm 2025 là giai đoạn “diễn tập” để chuẩn hóa quy trình. “Hành động sớm sẽ tiết kiệm chi phí và tránh bị động khi quy định chính thức có hiệu lực từ 2026,” bà nói.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tiên phong đã gặt hái nhiều lợi ích rõ rệt. Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành sữa Việt Nam được chứng nhận trung hòa carbon theo chuẩn PAS 2060, hướng tới Net Zero vào năm 2050.
TH True Milk cũng đang duy trì trạng thái trung hòa carbon cho hai đơn vị đến năm 2028. Trong ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát dành 30% vốn đầu tư cho môi trường và tự chủ tới 80% điện năng tiêu thụ.
Không chỉ các chính phủ, nhiều tập đoàn toàn cầu như Apple, IKEA, Unilever... cũng đã đưa ra các yêu cầu bắt buộc về minh bạch phát thải. TS. Vân cảnh báo, cuộc chơi Net Zero đã được thiết lập toàn cầu. Doanh nghiệp không minh bạch sẽ bị loại khỏi chuỗi.
Đáng chú ý, Chính phủ Việt Nam cũng đang đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 cùng các chiến lược tăng trưởng xanh đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng.
Các chính sách ưu đãi như tín dụng xanh lãi suất thấp, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm đối với các dự án môi trường, hỗ trợ công nghệ… đang giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính.
Viện Nghiên cứu Tăng trưởng Xanh và các tổ chức tư vấn trong nước cũng triển khai mô hình "một cửa", hỗ trợ SME từ kiểm kê phát thải, lập kế hoạch hành động, tiếp cận tín dụng xanh đến xây dựng báo cáo ESG theo chuẩn quốc tế như GRI.
TS.Vân nhấn mạnh, không đo thì không thể cải thiện. Không minh bạch thì không thể tham gia sân chơi quốc tế. Đây không còn là chi phí tuân thủ, mà là khoản đầu tư chiến lược để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Khi CBAM vận hành toàn diện từ năm 2026, hàng hóa phát thải cao sẽ bị đánh thuế mạnh, đội giá thành và mất khả năng cạnh tranh. “Càng chậm trễ, chi phí chuyển đổi càng cao. Khi đó, không hành động đồng nghĩa với tự loại mình khỏi cuộc chơi,” bà Vân cảnh báo.

-
Từ 2026, doanh nghiệp phát thải lớn bắt buộc kiểm kê khí nhà kính -
Hơn 33 triệu USD giảm thiểu chất ô nhiễm hữu cơ và thủy ngân tại Việt Nam -
Hợp tác xã Đa Phúc “thắp sáng” kinh tế xanh và chuyển đổi số vùng ven đô -
Hà Nội cấm khách sạn sử dụng nhựa dùng một lần từ năm 2026 -
Samsung cùng Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -
Danh mục phân loại xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn xanh hiệu quả -
Hồ Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy vào 16h00 ngày 9/7
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng