Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Tư vấn nghề nghiệp: Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng 2017
A.H - 30/05/2017 17:30
 
Rất nhiều sinh viên năm cuối vẫn còn đang loay hoay với câu hỏi bản thân sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, và đâu là hướng đi phù hợp để lựa chọn được công việc đúng với chuyên môn khi đứng trước tình trạng tỷ lệ làm trái ngành, trái nghề có xu hướng tăng cao.

Để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường lao động và có sự định hướng nghề nghiệp tốt, hãy cùng chúng tôi trao đổi với ông Yamada Takafumi, Giám đốc CareerLink.vn - Công ty Tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hàng đầu Việt Nam.

Xin ông chia sẻ ý kiến về việc chọn việc hiện nay của các bạn trẻ?

Các bạn trẻ hiện nay, khi lựa chọn ngành học, việc làm tương lai đều xem xét đến nhiều yếu tố: tìm việc dễ, lương cao, đúng chuyên môn sau khi ra trường để đảm bảo nguồn thu nhập cho bản thân. Điều này là đúng, tuy nhiên vẫn chưa đủ.

Thông tin việc làm tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ho-chi-minh/HCM.
Thông tin việc làm tại: https://www.careerlink.vn

Trước ngưỡng cửa tìm kiếm công việc của đời mình, ngoài sở thích, đam mê thì các em phải nắm rõ nhu cầu thị trường để lên kế hoạch hiệu quả. Mặc dù với mục đích theo đuổi lâu dài và thành công với nghề nghiệp trong tương lai, các em nên bắt đầu từ sở thích của mình, nhưng thực tế, nhu cầu xã hội về một ngành nghề có ảnh hưởng không nhỏ.

Có thể thời điểm trước đó, ngành mà các em lựa chọn có nhu cầu cao và dễ tìm việc làm, tuy nhiên, đến hiện tại, nguồn nhân lực sẽ dư thừa vì các trường đào tạo nhiều và khả năng chen chân vào các vị trí công việc là rất thấp. Nguồn cung nhiều khiến khả năng cạnh tranh cao, đòi hỏi người tìm việc phải có nền tảng kiến thức và năng lực giỏi mới có thể trụ vững.

Do vậy, các em nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề và đưa ra lựa chọn phù hợp với năng lực khi đứng trước ngưỡng cửa tốt nghiệp.

Là chuyên gia trong lĩnh vực Tư vấn - Tuyển dụng, ông có thể cho biết nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao? Các bạn học sinh cần làm gì nếu chọn việc có nhu cầu thị trường không cao?

Bước vào giai đoạn hội nhập cùng với việc con người chịu ảnh hưởng nhất định từ sự phát triển của công nghệ, một số nhóm ngành liên quan đến lập trình - ứng dụng phần mềm và ngoại ngữ “lên ngôi” và thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của chúng tôi, tính đến thời điểm hiện tại nhóm ngành kinh doanh - bán hàng hiện có khoảng hơn 3200 bản tin tuyển dụng và nhóm dịch vụ khách hàng có tới hơn 1.600 bản tin tuyển dụng. Đây là 2 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng đứng thứ 1 và thứ 2 so với các nhóm ngành còn lại.

Với ngành có nhu cầu thị trường không cao thì khả năng cạnh tranh công việc trong tương lai sẽ thấp hơn, các em sẽ có một lợi thế lớn là đã định hướng nghề đúng sở thích và khả năng. Ngoài ra, các em nên vạch ra kế hoạch trau dồi kiến thức chuyên môn - bổ trợ, kỹ năng mềm. Đây là bước chuẩn bị nền tảng kiến thức, vốn sống vững chắc để mang lại thành công trong tương lai cho các em.

Cụ thể, nếu các em yêu thích Luật Kinh Tế, ngoài kiến thức được đào tạo chuyên về Luật, các em cũng nên mở rộng cơ hội tìm hiểu, nắm bắt rõ thêm những kiến thức thuộc lĩnh vực Kinh tế - Kinh doanh như Tài chính - Ngân hàng, Marketing, Dịch vụ, và các thông tin về thị trường, để phục vụ cho ngành học của mình. Qua đó, các em hoàn toàn có đủ khả năng để “lấn sân” sang công việc khác như Nhân viên Thanh toán Quốc tế, Nhân viên Kinh Doanh, Chuyên viên Marketing… một cách dễ dàng.

Để tránh tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành, trái nghề sau khi ra trường, ông có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ?

Sau khi tốt nghiệp, nếu các em có thể nắm bắt được cơ hội công việc đúng chuyên môn thì điều đó thật sự đáng mừng. Tuy nhiên, các em nên tham khảo các trang thông tin việc làm, tư vấn nghề nghiệp để có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về khối ngành, chuyên ngành đào tạo, cập nhật liên tục các tin tức về thị trường lao động, nhu cầu của từng ngành để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và đưa ra quyết định.

Bên cạnh đó, các em cũng nên chuẩn bị một “kế hoạch B”: nếu nhu cầu thị trường giảm sút khi ra trường, các em nên mở rộng tìm hiểu ngành nghề liên quan, những kiến thức, bằng cấp nào cần thiết cho nhu cầu công việc đó. Chúc các em sẽ có lựa chọn đúng đắn trong việc chọn ngành, chọn nghề để thành công trong tương lai!

Cảm ơn những chia sẻ của ông.

Sẽ có thêm 1,6 triệu người có việc làm trong năm 2017
Năm 2016, Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tạo việc làm cho 1,64 triệu lao động.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư