
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng
-
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga
-
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
![]() |
Lúa là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Duy Khương |
Dự kiến có gần 1.500 lượt đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, các tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, quan chức cao cấp, nhà hoạch định chính sách, và khối doanh nghiệp sẽ tham dự các sự kiện tại Cần Thơ.
Chủ tịch Ban Thư ký APEC, Phó Tổng giám đốc FAO kiêm trưởng đại diện FAO châu Á - Thái Bình Dương và Lãnh đạo cấp Bộ trưởng các thành viên APEC sẽ tham dự Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là thành viên của APEC và là một nước nông nghiệp, nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu từ các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành. Việc tổ chức sự kiện “Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” tại TP. Cần Thơ sẽ góp phần vào hiện thực hóa các ưu tiên của APEC và nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam nói chung và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng trong APEC, góp phần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng đã đề ra về ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp; ứng dụng khoa học - công nghệ để tạo sản phẩm có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế từng vùng...). Đây cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam giới thiệu và quảng bá với các nền kinh tế thành viên APEC và các thị trường nhập khẩu nông sản tiềm năng khác của Việt Nam về các hoạt động và sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
“Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” tại Cần Thơ sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính như: Đối thoại chính sách cao cấp về An ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đối thoại giữa các Bộ trưởng và các CEO về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cường sản xuất lương thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì với sự tham gia của Hội đồng tư vấn kinh doanh; Cuộc họp thường niên của các nhóm Công tác APEC: Chính sách An ninh lương thực (PPFS), Đại dương và Nghề cá (OFWG), Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB), Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG) và cuộc họp chung của 4 nhóm trên; Các Hội thảo kỹ thuật chuyên đề trong khuôn khổ hoạt động của các nhóm Công tác và do các nền kinh tế, các tổ chức quốc tế tổ chức: Biến đổi khí hậu liên quan đến nông nghiệp; Giống cây trồng trong khuôn khổ HLPDAB; Giảm thất thoát lương thực cho hệ thống lương thực APEC bền vững; Phát triển nông thôn; Sáng kiến nông nghiệp thông minh vì tăng trưởng bền vững; Chuỗi giá trị lương thực, thực phẩm và thúc đẩy phát triển nông thôn-thành thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Diễn đàn nông nghiệp APEC về khởi nghiệp và sáng tạo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì)...
Theo ban Tổ chức, kết thúc Tuần lễ An ninh lương thực, dự kiến sẽ có 3 tài liệu quan trọng được thông qua, gồm: Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn-đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng; Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục -
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới -
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 -
Sửa Luật Doanh nghiệp đang rất cấp bách -
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”