-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Tung Kuang được thành lập từ năm 1995, chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến nhôm.
Đây là công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do Công ty Rich International Holding L.L.C có trụ sở tại Belize thành lập cùng tỷ lệ sở hữu 84,52% vốn.
Cổ phiếu TKU được niêm yết tại sàn HNX từ năm 2006, sau 1 năm công ty thành lập.
Công ty có trụ sở chính tại Khu công Nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai này vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với doanh thu thuần chỉ bằng 78% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 145,8 tỷ đồng và lợi nhuận gộp bằng 93,5% cùng kỳ, với xấp xỉ 27,6 tỷ đồng.
Tung Kuang ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính tăng cùng chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm…, nên lợi nhuận thuần quý này tăng 10%, đạt 15,7 tỷ đồng và lãi ròng gần 13 tỷ đồng, tăng 9%.
Doanh thu và giá vốn hàng bán của Tung Kuang luỹ kế 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2020. (Đvt: đồng Việt Nam). |
Luỹ kế 9 tháng, doanh thu hoạt động tài chính của Tung Kuang tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái với gần 6,3 tỷ đồng (nhờ phát sinh khoản lãi chênh lệch tỷ giá 4,6 tỷ đồng) và chi phí tài chính giảm 24,4% nên lãi ròng tăng 23,3% lên hơn 85,7 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ tăng 16,5% so với đầu năm, lên 182,5 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của Tung Kuang 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2020 (Đvt: tỷ đồng). |
Trong kỳ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Tung Kuang âm hơn 134,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ âm 45,3 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương 297 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong 9 tháng vừa qua, doanh nghiệp này đã trả nợ gốc vay hơn 585,6 tỷ đồng, đồng thời vay thêm 753,7 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2021, tổng tài sản của Tung Kuang vượt 1.302 tỷ đồng, tăng hơn 317 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, trên 74% là tài sản ngắn hạn.
Trong danh mục tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp này có khoản đầu tư tài chính và các khoản phải thu đến cuối kỳ tăng mạnh; lần lượt là 94,5 tỷ đồng và 170,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, nợ phải trả đến cuối kỳ của Tung Kuang ở mức 698,4 tỷ đồng (tăng 235,5 tỷ đồng so với hồi đầu năm), bao gồm 662,8 tỷ đồng nợ ngắn hạn (tăng gần 249 tỷ đồng, một phần do vay/ nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng hơn 181 tỷ đồng).
Hàng tồn kho đến cuối kỳ của của Tung Kuang tính đến cuối kỳ so với đầu năm nay. (Đvt: đồng Việt Nam). |
Ông Liu Chien Hung là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc của Tung Kuang với vốn điều lệ hiện ở mức 322,8 tỷ đồng.
Ngày 20/11, công ty này đưa ra phương án phát hành xấp xỉ 6,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần theo tỷ lệ 1.000:200 (tức là cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận được 200 cổ phiếu).
6/12/2021 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền. Đồng thời, đây cũng là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 20% vào ngày 20/12 tới.
Về giao dịch cổ phiếu, từ ngày 16/9 đến 14/10/2021, ông Liu Chien Hung đã mua 4.500 cổ phiếu TKU, trong khi vị này đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu. Sau giao dịch, Tổng giám đốc Tungkuang nắm 6,32% vốn công ty với hơn 2 triệu cổ phiếu.
Thị giá TKU biến động mạnh trong 5 tháng trở lại đây. Cổ phiếu này tăng gấp 2 lần, từ vùng 19.500 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 6 lên 39.400 đồng tính đến hết phiên giao dịch ngày 26/11.
Tháng 4/2010, tại Công ty Tung Kuang ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, C36 phát hiện vụ xả thải trái phép ra sông Ghẽ từ khu vực sản xuất khung nhôm định hình. Nước thải ra môi trường gồm nhiều hóa chất độc hại như Chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt... có hàm lượng vượt quy định.
Vụ việc được C36 đánh giá có tính chất nghiêm trọng. Khi đó, ở vị trí Phó tổng giám đốc công ty, ông Liu Chien Hung nói “xả thải không qua xử lý, TungKkuang giảm được chi phí mỗi tháng 80-100 triệu đồng. Đây là khoản tiết kiệm giúp công ty tồn tại được sau suy thoái kinh tế toàn cầu".
Sau đó, tỉnh Hải Dương đã quyết định thu hồi giấy phép xả thải, tạm đình chỉ sản xuất phát sinh xả nước thải gây ô nhiễm môi trường của Tung Kuang.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả