-
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
Kho kiến thức pháp luật tạo nên một Trợ lý ảo hỗ trợ đắc lực
Phần mềm Trợ lý ảo hỗ trợ Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao được xây dựng dựa trên nền tảng Trợ lý ảo tiếng Việt do chính Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Viettel (Viettel AI) nghiên cứu, làm chủ. Được tích hợp các công nghệ AI học sâu và phát triển theo nghiệp vụ đặc thù của Tòa án, Trợ lý ảo hỗ trợ Thẩm phán có thể hiểu và phản hồi chính xác những yêu cầu của người dùng.
Trên thực tế, “hồn cốt” của một Trợ lý ảo chính là hệ thống tri thức của lĩnh vực chuyên ngành. Tri thức đó nằm trong các văn bản, quy định, quy trình, phương thức thực thi của cơ quan, tổ chức… Trợ lý ảo sẽ được nạp dữ liệu và học từ chính những dữ liệu đó. Chính vì thế, ngoài năng lực chuyên môn, bản thân các kỹ sư công nghệ cũng cần hiểu về pháp luật để đưa ra cách giúp AI (Trí tuệ nhân tạo) tiếp nhận thông tin.
Ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel AI, cho biết công nghệ được ứng dụng trong Trợ lý ảo hiện nay cũng đã rất phổ biến nhờ sự phát triển đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để sản phẩm thực sự đáp ứng đúng và trúng những yêu cầu của người dùng lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Ngoài trình độ kỹ thuật, người làm phải có kiến thức chuyên môn và hiểu rõ nhu cầu của người sử dụng.
Các kỹ sư công nghệ thông tin của Viettel AI phải học rất nhiều để hiểu được hệ thống pháp luật Việt Nam, qua đó xây dựng trợ lý ảo đáp ứng đúng và trúng mong muốn của ngành Toà án. |
Khi bắt đầu phát triển, các chuyên gia công nghệ Viettel hoàn toàn chưa nắm được cách thức vận hành của hệ thống pháp luật cũng như chưa định hình được về tính năng sản phẩm. Họ phải tham vấn các thẩm phán ở Toà án Nhân dân Tối cao, lắng nghe bài toán của tòa án từ cấp quận/huyện đến tòa án cấp cao, tham gia học thêm vào cuối tuần như sinh viên trường Luật… để học hỏi kiến thức chuyên môn và thấu hiểu mong muốn từ người dùng.
“Khi hiểu được hệ thống pháp luật, hiểu được các văn bản pháp luật và cách tổ chức của các văn bản pháp luật, chúng tôi đã tìm ra cách để “nạp dữ liệu” vào Trợ lý ảo, giúp sản phẩm trở thành trợ thủ đắc lực cho mỗi thẩm phán trước khi ra quyết định”, ông Quý chia sẻ.
Bản thân ông Nguyễn Mạnh Quý cũng khẳng định điều may mắn nhất với đội ngũ phát triển chính là sự ủng hộ từ lãnh đạo của Tòa án Nhân dân Tối cao nói riêng và đội ngũ thẩm phán các cấp nói chung. Tổ chuyên gia với hơn 100 thẩm phán trên toàn quốc đã tham gia xây dựng tri thức, giúp cho Trợ lý ảo trở thành công cụ tra cứu hỏi đáp toàn diện cho cả văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng, tình huống pháp lý, sổ tay xử lý án, án lệ cũng như bản án, quyết định… qua đó trả lời và gợi ý các thông tin một cách nhất quán cho toàn bộ hệ thống.
Hiện tại, ngoài tra cứu thông tin pháp luật, Trợ lý ảo còn hỗ trợ soạn thảo bản án, mã hóa thông tin trong bản án theo quy định, quản trị công việc… cho các thẩm phán. Trong quá trình hoạt động, một “mạng xã hội” của các thẩm phán đã được hình thành, giúp chia sẻ kinh nghiệm xử lý vụ án, vụ việc, đặc biệt là các tình huống khó, tình huống mới.
Theo số liệu từ Toà án Nhân dân Tối cao, Trợ lý ảo được tích hợp hơn 173.000 văn bản pháp luật; hơn 22.000 câu hỏi giải đáp tình huống pháp lý được đóng góp; hơn 1,4 triệu bản án, và hơn 26.000 chủ đề trao đổi về các tình huống pháp lý. Trợ lý ảo đã có hơn 15.000 tài khoản được cấp cho các cán bộ công chức có chức danh tư pháp; 5.7 triệu lượt hỏi đáp (trung bình 10.000 – 15.000 lượt/ngày); và 500 lượt sử dụng tính năng mã hoá bản án mỗi ngày.
Nâng cao năng lực công nghệ Việt để nhân rộng thành công của Trợ lý ảo Thẩm phán
Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện Viettel AI cho biết nhóm phát triển đang tiếp tục nâng cao năng lực của Trợ lý ảo để mở rộng tiềm năng ứng dụng.
“Kết quả này vừa là niềm tự hào đối với Viettel AI, vừa củng cố niềm tin cũng như mở ra không gian mới cho người làm sản phẩm công nghệ. Thành tựu đạt được cho chúng tôi những bài học thực tiễn và kinh nghiệm để nhân rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo tới đông đảo người Việt”, ông Trần Mạnh Quân, Phó Giám đốc Khối Nền tảng Trợ lý ảo, Viettel AI khẳng định.
Với Trợ lý ảo Thẩm phán, các chuyên gia Viettel tiếp tục ứng dụng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn vào sản phẩm nhằm cải tiến khả năng trả lời tự nhiên cũng như hiểu tình huống, tìm ra những văn bản, án lệ, bản án phù hợp nhất cho các thẩm phán. Trợ lý ảo đang ngày càng được tích hợp sâu vào các hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án Nhân dân Tối cao, qua đó kết nối dữ liệu, tự động hóa được nhiều hơn trong công việc hàng ngày để từng bước trở thành công cụ hỗ trợ tập trung và toàn diện trong Hệ thống Tòa án.
Những thay đổi bước ngoặt mà trợ lý ảo đóng góp cho ngành Toà án trở thành tiền đề quan trọng giúp ứng dụng toàn dân, biến mục tiêu mỗi người Việt có một trợ lý ảo phục vụ tư pháp trở thành hiện thực. |
Bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực của Trợ lý ảo phục vụ các thẩm phán và hệ thống Toà án, Viettel AI tiếp tục đưa thêm các giải pháp để Trợ lý ảo phục vụ toàn dân. Viettel AI đang hướng tới định hình và đóng gói các bài toán mà người dân thường gặp phải trong lĩnh vực pháp luật, giúp Trợ lý ảo có thể tư vấn đúng và trúng. Ngoài những kinh nghiệm đã có, Trợ lý ảo cũng sẽ kết hợp với các chuyên gia và cộng đồng để tiếp tục học hỏi và hoàn thiện.
Với những thành tựu đã đạt được với Trợ lý ảo ngành Toà án, Viettel AI đang tiếp tục hoàn thiện giải pháp Trợ lý ảo dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn để giải quyết các bài toán của các bộ ban ngành, tổ chức và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số và ứng dụng AI ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam.
“Chúng tôi tiếp tục triển khai bài toán Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ công chức của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc tra cứu văn bản pháp luật, quy trình, biểu mẫu, tri thức ngành và số liệu quản lý. Từ đó cũng định hướng để đóng gói triển khai cho các bộ ngành và địa phương trên toàn quốc trong những năm tới”, ông Quân cho biết.
Dù trực tiếp đáp ứng nhu cầu của người dân hay giải các bài toán của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, đích đến cuối cùng của các trợ lý ảo vẫn là nâng cao hiệu quả công việc cho công chức, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Những nỗ lực từ các chuyên gia công nghệ Viettel đang từng ngày đưa tương lai ấy đến gần hơn với người Việt.
-
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Từ 1/1/2025, người dân Hà Nội được hỗ trợ chi phí khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số -
Quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 ước đạt 25 tỷ USD
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up