
-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện
-
Đề xuất làm rõ mô hình tổ hợp báo chí truyền thông trong Luật Báo chí sửa đổi
-
Thông qua Tuyên bố chung về thương mại APEC 2025
-
Ưu đãi vượt trội cho cán bộ pháp chế, vẫn cần chế tài mạnh chống tham nhũng chính sách
-
Cục Hải quan triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Sẽ có cơ chế ưu đãi lớn cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp
Trong phát biểu thảo luận của mình, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nêu khái quát một số thành tích đạt được về kinh tế - xã hội của Hà Nội trong năm 2015 như tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,24% so với cùng kỳ năm ngoái, vốn đầu tư, thu chi ngân sách, đăng ký doanh nghiệp mới...
Riêng trong phần tăng trưởng GDP, ông Chung thay mặt TP. Hà Nội đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 với Chính phủ là 7%.
![]() |
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Đáng chú ý, trong phần phát biểu góp ý thảo luận của mình, ông Chung nêu vấn đề về tình hình đăng ký phương tiện cá nhân của Hà Nội thời gian qua và dự báo khả năng phát triển ồ ạt trong 5 năm tới.
“Trước tình hình hiện nay, bình quân hàng tháng trên địa bàn thành phố có đăng ký mới từ 18.000-22.000 xe máy, 6.000-8.000 ô tô. Với tốc độ này, chưa tính đến năm 2018 các dòng thuế ô tô được miễn giảm có hiệu lực, năm 2020 thành phố sẽ có khoảng gần 1 triệu ô tô chưa kể ô tô của các lực lượng vũ trang và ô tô của các tỉnh vào Hà Nội và khoảng 7 triệu xe máy”, ông Nguyễn Đức Chung nêu rõ.
Trước tình hình này, Hà Nội đề xuất với Chính phủ cho phép Hà Nội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm tình trạng ùn tắc giao thông.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhận định, với tình trạng này, trong 4-5 năm tới, tình hình giao thông tại Thủ đô sẽ ngày càng phức tạp.
Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Đức Chung cũng đề nghị Chính phủ quy hoạch hệ thống đê điều sông Hồng và sông Thái Bình để các địa phương có căn cứ quản lý theo quy hoạch và khai thác diện tích đất ngoài đê. Theo thống kê, dân ở ngoài đê quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thường Tín có khoảng 30 vạn. Với luật đê điều thì toàn bộ hạ tầng như y tế, trường học ngoài đê không thể xây dựng. Qua tiếp xúc cử tri, Hà Nội đề nghị Chính phủ sớm có quy hoạch đê điều để phục vụ mục đích an sinh xã hội cho nhân dân sống ngoài đê.

-
Ưu đãi vượt trội cho cán bộ pháp chế, vẫn cần chế tài mạnh chống tham nhũng chính sách -
Cục Hải quan triển khai lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Sẽ có cơ chế ưu đãi lớn cho hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón và chủ trì kỳ họp Nội các chung cùng Thủ tướng Thái Lan -
Sự “cầu toàn” chính sách -
Gấp rút ban hành chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị