-
Hacker gia tăng thăm dò tìm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống doanh nghiệp
-
Thêm chế tài chặn nội dung bẩn kiếm tiền trên mạng
-
Lần đầu tiên Việt Nam có công nghệ băng thông rộng tốc độ 10G/s
-
Doanh nghiệp đề xuất được khai thác dữ liệu quốc gia
-
Khắc phục xong sự cố trên nhánh cáp biển AAG -
App VnEdu Connect: Trợ thủ đắc lực của phụ huynh học sinh
Twitter mới đây thông báo chương trình trả phí để sở hữu tích xanh, Twitter Blue, đã được mở rộng ra toàn cầu, thay vì chỉ giới hạn ở 50 quốc gia như thời gian vừa qua. Đồng thời, kể từ 1/4 tới đây, mạng xã hội này cũng tiến hành xóa bỏ các tích xanh được cấp miễn phí trước đó.
![]() |
Thông báo chính thức của Twitter. |
Chi phí mà người dùng sẽ phải bỏ ra cho “thuê bao” tích xanh mới tương đương mức 8 USD/tháng (khoảng 190.000 đồng) mà Twitter đang áp dụng tại Mỹ. Nếu đăng ký cả năm, chi phí sẽ được giảm 1 USD/tháng, còn tương đương 84 USD (khoảng gần 2 triệu đồng).
Ngoài ra, người dùng có thể mua tích xanh qua website hoặc qua thiết bị iOS và Android. Tuy nhiên, mức phí này sẽ cao hơn, lên tới 11 USD/tháng (258.000 đồng) do người dùng phải chịu phần phí giao dịch trên ứng dụng.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức, hoặc chính phủ, Twitter cũng cung cấp dấu hiệu nhận diện riêng bằng màu vàng hoặc màu xám, thay vì để màu xanh lam như truyền thống. Với các tài khoản này, mức chi phí xác nhận tài khoản sẽ là 1.000 USD/tháng, kèm theo phụ phí 50 USD cho mỗi tài khoản cá nhân được xác nhận là có mối liên hệ chính thức.
Tháng 10/2022, ngay sau khi hoàn tất thương vụ trị giá 44 tỷ USD thâu tóm Twitter và giải thể toàn bộ ban lãnh đạo, tỷ phú Elon Musk đã thể hiện tham vọng muốn kiếm tiền từ mạng xã hội này thông qua quyết định thu phí dịch vụ từ những tài khoản tích xanh.
Ông chủ mới của Twitter khẳng định, việc thu phí đối với tài khoản tích xanh không chỉ giúp giải quyết vấn đề phát tán thông tin gây tranh cãi, tình trạng bỡn cợt trên mạng xã hội mà còn tạo ra nguồn thu mới cho Twitter. Theo đó, những người trả phí để sở hữu tài khoản tích xanh là những người sẵn sàng chứng minh sự nghiêm túc của mình trên Twitter, giúp tránh bị nhầm lẫn với những tài khoản giả mạo hoặc tài khoản được phần mềm tạo ra tự động.
Tuy nhiên, sau khi triển khai vào tháng 11/2022, Twitter Blue đã phải đối mặt với làn sóng tài khoản giả mạo những nhân vật nổi tiếng như cựu Tổng thống Donald Trump, chính trị gia Rudy Giuliani, cầu thủ bóng rổ LeBron James,…khi sẵn sàng trả tiền để sở hữu tích xanh. Điều này buộc Elon Musk phải tạm dừng Twitter Blue trong vài tuần và triển khai lại vào tháng 12 năm ngoái.
So với các tài khoản bình thường, những tài khoản mua Twitter Blue sẽ được hưởng một số tính năng ưu việt hơn. Ví dụ, tài khoản Twitter Blue có thể đăng tải các đoạn video ở độ phân giải 1080p. Nếu tải qua trình duyệt web từ máy tính, dung lượng tải lên có thể đạt 2GB, cùng thời lượng 60 phút. Với thiết bị iOS (như iPhone hay iPad), và Android, thời lượng tối đa cho video tải lên là 10 phút. Đây là các mức vượt xa mức giới hạn của các tài khoản miễn phí, hiện chỉ 4 phút.
Ngoài ra, các tài khoản trả phí cho Twitter Blue cũng sẽ được ưu tiên hiển thị bình luận trên mạng xã hội, được đăng nội dung lên tới 4.000 kí tự thay vì 280 ký tự như tài khoản miễn phí, giảm lượng quảng cáo tại trang chủ lên tới 50%,…
Một đặc quyền nổi bật của tài khoản Twitter Blue là cơ chế bảo mật hai lớp (two-factor authentication) thông qua tin nhắn văn bản SMS. Tuy nhiên, Twitter cũng cho biết tiến độ triển khai cơ chế này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ viễn thông tại từng quốc gia và nhà mạng.
Theo Engadget, tính đến giữa tháng 1/2023, riêng tại Mỹ, đã có tới 180.000 tài khoản Twitter đăng ký sử dụng Twitter Blue. CEO Elon Musk được cho là đặt mục tiêu một nửa doanh thu của Twitter đến từ dịch vụ Twitter Blue thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền quảng cáo, trong bối cảnh nhiều nhà quảng cáo đã rời khỏi mạng xã hội này kể từ khi ông chủ Tesla lên nắm quyền.

-
Công nghệ sinh trắc khuôn mặt của VNPT "gây bão" tại Asia Tech X Singapore 2023
-
Hacker gia tăng thăm dò tìm lỗ hổng bảo mật trong hệ thống doanh nghiệp
-
Câu hỏi gửi tư lệnh ngành khoa học và công nghệ: Tư nhân đã tăng R&D, sao nhà nước vẫn ỳ ạch
-
Lần đầu tiên tổ chức Tuần lễ NASA tại Đông Nam Á, Việt Nam được chọn
-
Hanel giới thiệu dịch vụ an toàn thông tin mới nhất tại Vietnam Security Summit 2023 -
"Nghĩ khác, làm khác", cách người Viettel làm nên thương hiệu lớn -
Thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo -
Mua bán - sáp nhập lĩnh vực công nghệ: Tích lũy chờ bùng nổ -
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT -
Đưa chế tài quản lý dịch vụ OTT viễn thông, điện toán đám mây vào luật -
Thêm chế tài chặn nội dung bẩn kiếm tiền trên mạng
-
1 Chủ tịch Quốc hội: Giá đất trong nghị định thì Quốc hội làm sao yên tâm thông qua
-
2 Tàu biển nằm chờ tại cảng vì mất điện, thiệt hại lớn, 3 hiệp hội kiến nghị khẩn
-
3 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Đã cảnh báo thiếu điện từ trước dịch Covid-19
-
4 Hạn chế hay chấm dứt sở hữu chéo: Vấn đề là chúng ta muốn gì?
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/6
-
Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn
-
10.000 quà tặng tiền mặt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại PVcomBank
-
Kusto Home thắng hàng loạt giải thưởng tại Asia Pacific Propety Awards 2023
-
Đầu tư xây dựng hạ tầng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực
-
Người Việt lạc quan hơn về tài chính, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe
-
Tránh bẫy mạo danh Nha Khoa Kim lừa đảo