
-
Khối ngoại mua ròng trong tuần rơi sâu, tân binh VNG xác lập kỷ lục thị giá
-
Eximbank tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, cổ đông sẽ nhận cổ tức sau một thập kỷ
-
Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng quý đầu năm, giảm 54% cùng kỳ
-
Coteccons có gần 2.100 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, mang 249 tỷ đồng đi đầu tư chứng khoán
-
Bộ Tài chính sẽ trình Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65 về phát hành TPDN trong tuần tới -
“Nóng” M&A ngay đầu năm: Hóa chất Đức Giang chính thức đánh tiếng mua Ắc quy Tia Sáng
![]() |
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh tiền tệ và Thị trường vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam. |
Ông đánh giá thế nào về tác động của tình hình kinh tế thế giới đến Việt Nam?
Covid-19 đã được kiểm soát ở Việt Nam, nhưng các nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt, nhất là Mỹ. Kinh tế Mỹ suy thoái và nước này tiếp tục đưa ra các gói cứu trợ khiến USD suy yếu. Điều này phần nào có tác động đến thị trường Việt Nam, song theo tôi là không quá lớn. Ngược lại, các doanh nghiệp Mỹ sẽ chuyển sang nhập hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn.
Tuy nhiên, tổng thể cầu tiêu dùng của thế giới giảm chắc chắn có ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam, dù ít hay nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp Mỹ không chỉ chọn mỗi Việt Nam để nhập hàng khi không còn lấy hàng hóa từ Trung Quốc nhiều như trước, mà có thể chuyển sang các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á...
Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính phục vụ sản xuất vẫn từ Trung Quốc, nếu chuyển hướng sang lấy nguyên liệu ở các quốc gia khác để thay thế, thì có áp lực về chi phí thanh toán không, thưa ông?
Đúng là khi nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc bị hạn chế và doanh nghiệp không lấy nguồn nguyên liệu từ thị trường này, thì phải tìm thị trường khác để thay thế, trong đó có Hàn Quốc. Nhưng đây cũng là áp lực đối với doanh nghiệp Việt Nam, vì giá cả đầu vào sẽ tăng so với nguồn nguyên liệu trước đây. Để giảm được chi phí, về lâu dài, chúng ta phải tăng được nguồn nguyên liệu trong nước hoặc nguồn nguyên liệu ở các nước có chi phí thấp.
Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và tỷ giá từ giờ đến cuối năm sẽ ra sao?
Cầu về ngoại tệ của khách hàng doanh nghiệp trong gần 2 quý đầu năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, tình hình cũng dần được cải thiện kể từ tháng 5, tháng 6 vừa rồi. Nếu nhìn vào tăng trưởng xuất nhập khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng chậm, thì chắc chắn, tình hình ngoại hối cũng sẽ giảm. Nhưng theo tôi, tỷ giá tiền đồng từ nay đến cuối năm tiếp tục ổn định.
Ông nhận xét gì về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế và sức khỏe doanh nghiệp?
Trong các doanh nghiệp tốt, cũng có doanh nghiệp vay vốn, song vốn vay sẽ không tăng cao so với trước đây. Còn những doanh nghiệp yếu kém nếu có nhu cầu vốn trong lúc này, cũng không dễ được đáp ứng, bởi các ngân hàng cũng thận trọng kiểm soát rủi ro nợ xấu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Ngân hàng chỉ hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp khó khăn, nhưng có khả năng hồi phục để phát triển trong thời gian tới.
Trong đợt dịch vừa qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Với những doanh nghiệp lớn, có sức chống chọi tốt, họ không có nhu cầu vốn vay, bởi đầu ra của sản phẩm gặp khó khăn do dịch bệnh.
Nhu cầu về tín dụng trong nước sẽ thế nào trong nửa cuối năm nay, thưa ông?
Tín dụng năm nay sẽ tăng chậm do tác động của Covid-19, doanh nghiệp không đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nên chưa có nhu cầu về vốn. Điều này cũng được chứng minh qua thực tế tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông tin mới đây, với dư nợ chỉ tăng 3,26% trong 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chắc chắn sẽ đẩy tín dụng lên mức khoảng 10% trong năm nay và tôi cho rằng, có khả năng đạt được mức này.
Theo ông, lãi suất có giảm thêm trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, mặt bằng lãi suất sẽ ổn định và khó giảm sâu, vì thực tế cho thấy, trong hệ thống ngân hàng, lãi suất đã xuống mức thấp. Lãi suất qua đêm liên ngân hàng xuống gần bằng 0-0,1%. Thanh khoản của các ngân hàng khá dồi dào, thậm chí dư thừa vốn. Nhưng quan trọng hơn là sức hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp hiện nay chậm, nên mặt bằng lãi suất khó có thể tăng.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng khó có thể giảm lãi suất xuống thấp để ồ ạt đẩy vốn. Ngược lại, do lo ngại nợ xấu tăng trong bối cảnh dịch bệnh, các ngân hàng sẽ phải kiểm soát chặt rủi ro và chỉ cung ứng vốn cho những khách hàng đáp ứng được các điều kiện tín dụng.
Nợ xấu liệu có tăng do tác động của dịch bệnh đối với sức khỏe doanh nghiệp?
Trước ảnh hưởng của Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã sớm ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng. Các ngân hàng được phép cho khách hàng kéo dài thời gian trả nợ đến hết tháng 9/2020. Do đó, nợ xấu của ngân hàng được dự báo sẽ tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đến thời điểm này, vẫn chưa phản ánh được, bởi các doanh nghiệp đang được cơ cấu lại nợ và giãn thời gian trả nợ các khoản vay.

-
Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam
-
Đề xuất gia hạn nộp thuế 6 tháng đối với thuế GTGT, 3 tháng với thuế TNDN, 6 tháng với tiền thuê đất
-
Khối ngoại mua ròng trong tuần rơi sâu, tân binh VNG xác lập kỷ lục thị giá
-
Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp bất động sản hụt hơi
-
Eximbank tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, cổ đông sẽ nhận cổ tức sau một thập kỷ -
Quý IV/2022, Chứng khoán SBS lỗ 75,49 tỷ đồng do tự doanh và môi giới chứng khoán -
VN-Index giao dịch giằng co, khối ngoại tăng mua ròng -
Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng quý đầu năm, giảm 54% cùng kỳ -
Không dễ mua cổ phiếu quỹ: UBCKNN từ chối hồ sơ của Vicostone -
Coteccons có gần 2.100 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, mang 249 tỷ đồng đi đầu tư chứng khoán -
Nóng cuộc chiến cạnh tranh thị phần môi giới chứng khoán
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)