Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Tỷ giá và niềm tin
Hà Thành - 22/02/2015 09:30
 
Chỉ trong vòng hơn 3 năm kể từ khi nhậm chức, Thống đốc NHNN đã xoay chuyển tình thế, xử lý hầu hết các điểm nóng trên thị trường tiền tệ. Đó là ổn định tỷ giá, siết kỷ luật thị trường vàng, giảm tình trạng đô la hoá, vàng hoá…
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Xu hướng biến động tỷ giá năm 2015
Tiền đồng sẽ còn mất giá nhẹ?
Sẽ không có cú tăng đột biến về tỷ giá
Không điều chỉnh tỷ giá, chuyện gì sẽ xảy ra?
USD hồi phục có tạo sức ép lên tiền đồng?

Ghìm cương “ngựa bất kham”

Cú nhảy bất ngờ lên tới 9,3% của tỷ giá vào đầu năm 2011 vẫn được Chủ tịch HĐQT Petrolimex Bùi Ngọc Bảo nhớ như in. Không đưa ra con số cụ thể, nhưng ông Bảo cho biết, sau cú điều chỉnh này, Petrolimex bị thiệt hại tới vài trăm tỷ đồng.

Còn với CTCP Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu (Aprocimex), theo chia sẻ của Tổng giám đốc Đoàn Trọng Lý, ngay khi NHNN điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá USD/VND ngày đó, DN đã phải tạm ngừng đàm phán với đối tác để hủy một đơn hàng trị giá 200.000 USD. Lý do, nếu ký kết hợp đồng này thì không biết sắp tới Aprocimex sẽ phải mua USD ở thị trường tự do với giá bao nhiêu rồi bán cho ngân hàng (thường sẽ thấp hơn) để thực hiện thanh toán hợp đồng.

Ổn định tỷ giá giúp cho niềm tin vào giá trị VND ngày càng được củng cố vững chắc hơn

Tình cảnh của Aprocimex và Petrolimex chỉ là những ví dụ điển hình cho bất lợi mà DN phải gánh chịu từ biến động đột ngột của tỷ giá. Có những năm được sự “hưởng ứng” của giá vàng và lãi suất, tỷ giá đã trình diễn những điệu nhảy không chỉ DN, NH và các nhà quản lý nhiều phen chóng mặt. Sự bất hợp lý này khiến cho các DN khốn khổ trong nhiều năm, vì thế DN găm ngoại tệ là chuyện đương nhiên.

Trước tình thế ấy, việc lựa chọn chính sách tỷ giá ra sao để vừa ghìm cương “con ngựa bất kham” này mà lại gây dựng niềm tin của người dân vào giá trị đồng nội tệ là bài toán khó và cấp bách của nhà điều hành. Khi ngồi lên “ghế nóng” vào tháng 8/2011, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cam kết giữ ổn định tỷ giá mà cụ thể trong những tháng cuối năm 2011, tỷ giá tăng không quá 1%. Đây là lần đầu tiên nhà điều hành đưa ra một cam kết cụ thể như vậy. Vì lẽ đó, không ít hoài nghi về khả năng thành công của ông.

Nhưng nói là làm, các biện pháp siết kỷ luật thị trường ngoại tệ đã được nhà điều hành đưa ra và thực hiện quyết liệt: NHNN đã yêu cầu TCTD giảm trần lãi suất huy động USD không quá 2%/năm; nâng hệ số rủi ro đối với tài sản có bằng ngoại tệ của TCTD từ 20% lên 50%... Sự quyết liệt thực hiện đã giúp nhà điều hành giữ lời hứa đối với thị trường năm 2011.

Tiếp đến năm 2012, 2013, cam kết giữ ổn định tiếp tục được NHNN đưa ra với con số cụ thể. Và đến thời điểm này, tỷ giá vẫn biến động trong biên độ của NHNN cho phép. Những cơn sốt tỷ giá vào cuối năm và ám ảnh của “con ngáo ộp” tín dụng ngoại tệ đến thời điểm này có thể nói đã được loại trừ, giúp NHNN có thể ghìm cương “con ngựa bất kham” tỷ giá.

Không chỉ ổn định được thị trường, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ, tăng Quỹ dự trữ ngoại hối… Điều hành tỷ giá được sự ủng hộ từ việc hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt của hệ thống ngân hàng đến những chuyển biến vĩ mô với trạng thái thặng dư khá lớn của cán cân tổng thể… đã giúp NHNN đưa ra những giải pháp, dù không phải tất cả nhưng cũng đã làm hài lòng số đông thành viên tham gia thị trường.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, vấn đề quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái không nằm ở sự mất giá của VND với USD mà là cách thức chúng ta xử lý nó thế nào. Thời gian qua, NHNN đã có những quyết định khá bất ngờ, nhưng thông minh và nhanh nhạy. Qua đó cho thấy, NHNN đã nắm rõ, hiểu sâu sắc tình hình thương mại, tài chính toàn cầu, nhất là hiểu vị thế của VND để đưa ra chính sách ứng xử phù hợp, giúp cho niềm tin vào giá trị VND ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Bản lĩnh nhà điều hành

Chỉ trong vòng hơn 3 năm kể từ khi nhậm chức, Thống đốc NHNN đã xoay chuyển tình thế, xử lý hầu hết các điểm nóng trên thị trường tiền tệ. Đó là ổn định tỷ giá, siết kỷ luật thị trường vàng, giảm tình trạng đô la hoá, vàng hoá… Như nhận định của một số chuyên gia, phải là người có bản lĩnh, nhất quán giữa nói và làm, chỉ đạo quyết liệt. Với người dân, chừng đó đã đủ giúp nhà điều hành ghi điểm niềm tin.

Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc Công ty TNHH Hoà Phát Vũ Mạnh Trường bày tỏ, trước sự kiên định của Thống đốc NHNN, DN có thể yên tâm về sự ổn định của tỷ giá và giá trị VND để lên kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh của mình. Còn ông Bùi Ngọc Bảo phấn khởi nói: Đến thời điểm này, tôi thực sự cảm ơn Thống đốc với thông điệp về tỷ giá cùng cam kết mạnh mẽ của ông đã giúp cho các DN, đặc biệt là DN có cân đối lớn đối với nền kinh tế như Petrolimex, có thể hoàn toàn yên tâm chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Vì điều hành thành công chính sách tỷ giá ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn của cơ quan quản lý. Bởi, tỷ giá chịu tác động của rất nhiều biến số kinh tế như lạm phát, giá vàng, lãi suất, tâm lý… Để kiểm soát tỷ giá ổn định đòi hỏi cả một nghệ thuật điều hành. Nếu không có điều chỉnh phù hợp, vào thời điểm phù hợp sẽ tác động không tốt đối với nền kinh tế, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào VND.

Như năm 2014, nhất là thời điểm tình hình trên Biển Đông diễn biến phức tạp, người dân bắt đầu tỏ ra lo lắng về đồng tiền mình nắm giữ. Tâm lý kỳ vọng về việc điều chỉnh tỷ giá tạo sức ép rất lớn đến nhà điều hành. Trong bối cảnh đó, Thống đốc NHNN vẫn bình tĩnh trấn an người dân bằng thông điệp và cam kết chính sách mạnh mẽ, rõ ràng, giữ ổn định tỷ giá trong biên độ. Sau thông điệp của Thống đốc NHNN, tỷ giá đã ngay lập tức hạ nhiệt. Nếu không kiên định mà điều chỉnh tỷ giá theo sức ép của tâm lý thị trường, NHNN sẽ lại rơi vào tình thế trước đây là luôn bị thị trường dẫn dắt.

Diễn biến thực tế đã cho thấy, nền tảng niềm tin vào điều hành tỷ giá của NHNN nói riêng và VND nói chung được củng cố vững chắc trong hơn 3 năm qua. Với mỗi người, niềm tin giúp họ vượt qua những giới hạn của ý thức để hình thành những khả năng khó ngờ và siêu phàm của mình. Còn đối với nhà quản lý, nhất là đối với ngành kinh doanh bằng niềm tin như NH, theo Thống đốc nếu không có niềm tin của người dân, DN, thị trường thì điều hành chính sách tiền tệ khó có thể đạt những thành công như ngày hôm nay.

Những điểm số đẹp cho tỷ giá trong 3 năm qua vừa là động lực nhưng cũng sẽ là áp lực đối với nhà quản lý trong năm 2015, làm thế nào để giữ lạm phát thấp cùng tỷ giá ổn định để người dân, NĐT tin tưởng hơn vào VND. Vì áp lực đối với tỷ giá không hề nhỏ trong năm 2015.  “Dù 2015 là một năm thách thức trong điều hành tỷ giá. Nhưng tôi tin với những gì đã làm được và sự quyết tâm mạnh mẽ, Thống đốc NHNN sẽ thực hiện được cam kết tỷ giá không điều chỉnh quá 2%”, TS. Võ Trí Thành khẳng định.

 Đã có nhiều đề xuất: Thời gian tới NHNN nên điều hành chính sách tỷ giá thả nổi phù hợp với nền kinh tế thị trường hơn. Đây là điều mà ông Thành cho rằng cơ quan quản lý nên nghiên cứu xem xét. “Tuy nhiên, dù NHNN chọn chính sách tỷ giá thả nổi hay cố định thì đều phải đảm bảo minh bạch thông tin, rõ ràng chính sách. Vì chỉ có sự minh bạch sẽ là nơi nuôi dưỡng niềm tin của thị trường đối với điều hành chính sách tỷ giá của NHNN. Đây là điều mà NHNN cần phải tiếp tục phát huy trong thời gian tới”, ông Thành nhấn mạnh.

Xuất khẩu vẫn thích vay ngoại tệ

() Cho dù lãi suất tiền đồng đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm khá mạnh, thậm chí còn về dưới mức trần 5,5%/năm với những doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu có sức khỏe tốt. Thế nhưng, với chính sách tỷ giá ổn định, lãi suất vay ngoại tệ chỉ bằng 2/3 so với tiền đồng, nên doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu vẫn thích chọn vay vốn ngoại tệ.

Năm 2015, tỷ giá hết thời... bí ẩn

() Cung nhiều, cầu bị kiểm soát chặt, cộng với sự sụt giảm nhanh của lạm phát khiến áp lực điều chỉnh tỷ giá đang yếu dần. Điều này cũng giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “dễ thở” hơn khi hoạch định chính sách tỷ giá cho năm 2015.

Đầu cơ tỷ giá thua đau

() Thêm một lần nữa, giới đầu cơ tỷ giá đã thua đau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá. Đây cũng là bài học cho những ai đầu tư theo phong trào.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư