
-
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
-
AkzoNobel: Việt Nam là trọng điểm đổi mới sáng tạo bền vững tại ASEAN
-
Tân Chủ tịch VNPost: "VNPost cần bước ra khỏi mô hình doanh nghiệp truyền thống"
-
Tổng giám đốc Joon Park: Sheraton Hanoi West sẽ là nơi hội tụ và thăng hoa văn hóa nghỉ dưỡng -
Nguyễn Ưng Nhâm, CEO Công ty TNHH Uniship Logistics: “Tái sinh” từ trong khủng hoảng
![]() | ||
Tỷ phú Masayoshi Son |
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 người giàu nhất Nhật Bản, dẫn đầu là tỷ phú công nghệ Masayoshi Son với khối tài sản ròng 19 tỷ USD.
Trong vòng một năm qua, giá trị tài sản ròng của ông Son đã tăng từ mức 9,1 tỷ USD lên con số hiện tại, tương đương mức tăng gần 10 tỷ USD. Tỷ phú này cũng là người kiếm tiền giỏi nhất trong giới tỷ phú Nhật Bản cả về phương diện tính theo phần trăm và giá trị tuyệt đối.
Cách đây 14 năm, SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son đã "đánh quả liều" khi tài trợ tới 20 triệu USD cho một công ty thương mại điện tử nhỏ của Trung Quốc có tên là Alibaba.com. Nhờ đó, SoftBank hiện đang sở hữu 34% của Alibaba - một công ty thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, Alibaba được định giá 120 tỷ USD này có thể niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE). Các chuyên gia ước tính Alibaba sẽ thu về hơn 16 tỷ USD trong ngày đầu tiên niêm yết, cao hơn giá trị của Facebook và đây sẽ là một trong những vụ IPO lớn nhất trong lịch sử, giúp cho 20 triệu USD của SoftBank "nở thành" 58 tỷ USD. Nhưng Son cho biết ông không có kế hoạch ngay lập tức bán tháo cổ phần chi phối trong Alibaba.
Cùng với Alibaba, SoftBank đang kiểm soát Sprint, Yahoo! Nhật Bản và khoảng 1.300 doanh nghiệp khác. Đầu tư cho Alibaba thể hiện cho những gì Son đã được gọi là chiến lược "Netbatsu", một biến thể kỹ thuật số của hình thức tập đoàn độc quyền "Zaibatsu" tạo nên sự hưng thịnh của kinh tế Nhật từ thời Minh Trị.
SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son luôn liều lĩnh với các khoản đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ, viễn thông. Song đã có lúc, tỷ phú giàu nhất Nhật Bản này gần như trắng tay.
Khi bong bóng dot-com vỡ vào năm 2000, Son vẫn kiên trì đầu tư vào các công ty công nghệ. Vào đầu năm 2000, tài sản của Son chạm mức 76 tỷ USD. Nhưng ngay sau đó bong bóng bùng nổ, cổ phiếu của SoftBank lao dốc, Masayoshi Son được cho là người đã mất số tiền lớn nhất trong lịch sử loài người. Chỉ 2 năm 2000 và 2001, ông mất trắng 74,9 tỷ USD, tài sản của ông lao dốc từ mức 76 tỷ USD xuống còn chỉ 1,1 tỷ USD.
Softbank ban đầu chỉ là một công ty tin học kinh doanh phần mềm, máy dịch ngôn ngữ điện tử, tạp chí tin học rồi internet. Thương vụ lớn đầu tiên của SoftBank là hợp đồng gia công phần mềm dịch thuật ngôn ngữ cho hãng điện tử Sharp. SoftBank là công ty đầu tiên mang iPhone của Apple vào Nhật Bản.
Năm ngoái, SoftBank đã nắm quyền kiểm soát của Sprint với giá 22 triệu USD. Thương vụ này giúp SoftBank lọt vào các nhà mạng hàng đầu ở Mỹ, cạnh tranh với Verizon Communications Inc. và AT&T Inc.
Bên cạnh đó, SoftBank trả 1,5 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất game Phần Lan Clash of Clans, rồi bỏ thêm 1,3 tỷ USD để sở hữu nhà phân phối điện thoại di động Brightstar và nỗ lực để thâu tóm T-Mobile Mỹ. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai 4G của Sprint.
Với triển vọng tăng trưởng không chắc chắn của thị trường Nhật Bản, giải pháp tỷ phú Masayoshi Son chọn hiện thời cho SoftBank là chuyển hướng đầu tư sang các thị trường nước ngoài.
Ông chủ Softbank và chiến lược tấn công Nhờ có tầm nhìn đầu tư chiến lược mà Softbank đã trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn thứ ba tại Nhật, chỉ sau Toyota Motor và Mitsubishi UFJ Financial Group. |
Thụy Kha (DNSG)
-
Doanh nhân Bùi Xuân Bình, đồng sáng lập, CEO GG Power: Hiện là thời của doanh nghiệp chọn R&D
-
PGS. Nguyễn Đức Minh, đồng sáng lập FamilyMate: Kết nối cha mẹ với con cái trên môi trường số
-
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
-
AkzoNobel: Việt Nam là trọng điểm đổi mới sáng tạo bền vững tại ASEAN
-
Tân Chủ tịch VNPost: "VNPost cần bước ra khỏi mô hình doanh nghiệp truyền thống" -
Tổng giám đốc Joon Park: Sheraton Hanoi West sẽ là nơi hội tụ và thăng hoa văn hóa nghỉ dưỡng -
Nguyễn Ưng Nhâm, CEO Công ty TNHH Uniship Logistics: “Tái sinh” từ trong khủng hoảng -
Nhựa Tiền Phong: Giá trị bền vững đến từ sự tiên phong có trách nhiệm -
Báo chí - Doanh nghiệp: Những người đồng hành thấu hiểu và trách nhiệm -
Duy trì tinh thần tích cực khi khởi nghiệp -
Dương Thanh Long, Nhà sáng lập Cà phê muối chú Long: U60 khởi nghiệp chuỗi cà phê
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách