
-
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
![]() |
AliPay đang tìm cách gia nhập thị trường Việt Nam |
Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) là diễn đàn thường niên quy mô lớn nhất về thanh toán điện tử tại Việt Nam. Sự kiện do VnExpress và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức, với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Năm nay, chủ đề của VEPF 2017 là thanh toán trên thiết bị di động (Mobile Payment). Đây cũng là xu hướng đang bùng nổ trên thế giới và bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam thời gian gần đây. Đặc biệt, giữa tháng 9/2017 vừa qua, Samsung Pay, ứng dụng thanh toán di động đình đám của thế giới đã chính thức nhảy vào Việt Nam.
Đặc biệt, ngoài sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, các Hiệp hội, các ngân hàng, doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp công nghệ thông tin, các fintech… thì VEPF 2017 có một vị khách mời đặc biệt: tỷ phú Jack Ma - Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba - hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Theo chương trình, tại VEPF 2017, tỷ phú Jack Ma cùng với ông Trương Gia Bình- Chủ tịch tập đoàn FPT sẽ có một phiên đối thoại xoay quanh những kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử, thanh toán di động ở Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam.
Tại Trung Quốc, thanh toán điện tử đang thay thế hoàn toàn tiền mặt khi hầu hết người dân đều dùng điện thoại để chi trả mọi nhu cầu mua sắm hằng ngày. Theo báo cáo của công ty tư vấn Analysys International, có trụ sở tại Bắc Kinh, trong quý II/2017, tổng giá trị giao dịch thanh toán di động thông qua bên thứ ba tại Trung Quốc đạt khoảng 3.460 tỷ USD.
Hai “gã khổng lồ” chiếm trên 92% thị phần thanh toán di động ở Trung Quốc là Alibaba và Tencent. Trong đó, Alipay - dịch vụ thanh toán di động của Alibaba dẫn đầu với 53,7% thị phần, còn Tencent Finance chiếm 39,1% thị phần.
Nhiều thông tin cho hay, gã khổng lồ Alibaba đang muốn đưa nền tảng thanh toán trực tuyến AliPay vào Việt Nam. Trước đó, tháng 4/2016, Alibaba đã chi 1 tỷ USD thâu tóm kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu Lazada, hiện đang hoạt động mạnh tại khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Đầu quý 2 năm nay (tháng 4/2017), dịch vụ thanh toán trực tuyến HelloPay của Lazada đã hợp nhất với Ant Financial, nền tảng thanh toán trực tuyến qua di động sở hữu bởi Alibaba và đổi tên thành AliPay tại các thị trường ASEAN (AliPay Singapore, AliPay Malaysia, AliPay Indonesia, AliPay Philippines).
Việc thành lập AliPay Việt Nam nằm trong tham vọng của Alibaba. Nếu tham vọng này được hiện thực hóa, nhiều fintech thanh toán non trẻ ở Việt Nam sẽ có nguy cơ bị đè bẹp.

-
Không có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ -
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm -
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng -
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới