-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Logo ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sĩ tại Basel. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cụ thể, UBS đã nhất trí mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ francs Thụy Sĩ (tương đương 3,2 tỷ USD). Động thái này diễn ra trong bối cảnh các chính phủ tìm cách ngăn chặn sự lây lan mối nguy cho hệ thống ngân hàng toàn cầu.
"Với việc UBS tiếp quản Credit Suisse, một giải pháp đã được thống nhất để đảm bảo ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế Thụy Sĩ trong tình huống đặc biệt này", thông cáo từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) nêu rõ.
Theo thông cáo, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã làm việc với chính phủ và Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ để xúc tiến sự kết hợp của hai ngân hàng lớn nhất nước này.
Thỏa thuận sẽ cho phép các cổ đông của Credit Suisse nhận được 1 cổ phiếu UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu Credit Suisse mà họ nắm giữ.
"Thương vụ mua lại này rất hấp dẫn đối với các cổ đông của UBS, nhưng chúng tôi xin nói rõ rằng theo như Credit Suisse được biết, đây là một cuộc giải cứu khẩn cấp. Chúng tôi đã cấu trúc một giao dịch sẽ bảo toàn giá trị còn lại trong doanh nghiệp đồng thời hạn chế rủi ro giảm giá của chúng tôi", Chủ tịch UBS Colm Kelleher cho biết trong một tuyên bố.
Ngân hàng sau khi kết hợp sẽ có 5 nghìn tỷ USD tài sản đầu tư, theo UBS.
"Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện thương vụ này thành công tốt đẹp. Không có lựa chọn nào trong việc này", ông Kelleher nói tại cuộc họp báo. "Điều này hoàn toàn cần thiết đối với cấu trúc tài chính của Thụy Sĩ và ... đối với nền tài chính toàn cầu", Chủ tịch UBS nhấn mạnh.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã cam kết cung cấp khoản vay lên tới 100 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 108 tỷ USD) để hỗ trợ việc UBS tiếp quản Credit Suisse.
Theo một tuyên bố riêng của chính phủ Thụy Sĩ, chính phủ nước này cũng đã đưa ra một mức bảo đảm để giả định khoản lỗ lên tới 9 tỷ franc Thụy Sĩ khi một số tài sản nhất định vượt quá ngưỡng định sẵn "nhằm giảm thiểu mọi rủi ro cho UBS".
"Đây là một giải pháp thương mại chứ không phải gói cứu trợ", Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/3.
Credit Suisse đạt được thỏa thuận với UBS trước khi thị trường chứng khoán bắt đầu tuần giao dịch mới vào ngày 20/3. Trước đó, cổ phiếu Credit Suisse đã chứng kiến mức giảm trong tuần tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Trước khi về chung nhà với UBS, Credit Suisse đã phải vật lộn với một chuỗi thua lỗ và bê bối.
Từ phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã hoan nghênh thỏa thuận của hai ngân hàng Thụy Sĩ. "Tình trạng vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Mỹ rất mạnh và hệ thống tài chính của Mỹ có khả năng phục hồi. Chúng tôi đã liên hệ chặt chẽ với các đối tác quốc tế để hỗ trợ họ", Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Chủ tịch Fed nêu trong thông báo.
Hai tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rúng động khi các ngân hàng ở Mỹ lao đao sau sự sụp đổ của hai ngân hàng lớn là Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Giới chức Mỹ đã nhanh chóng vào cuộc đưa ra các khoản đảm bảo đối với tiền gửi không được bảo đảm tại (SVB) và Signature Bank. Tuy nhiên, việc tạo ra một cơ sở cấp vốn mới cho các tổ chức tài chính gặp khó khăn đã không thể ngăn chặn cú sốc và đang đe dọa bao trùm thêm nhiều ngân hàng ở cả Mỹ và nước ngoài.
Chủ tịch Credit Suisse Axel Lehmann nói tại cuộc họp báo rằng sự bất ổn tài chính do các ngân hàng của Mỹ sụp đổ đã tác động đến Credit Suisse không đúng lúc.
Ngay cả có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý Thụy Sĩ trong việc chắp mối và xúc tiến thỏa thuận trao cho UBS quyền tự chủ để vận hành các tài sản đã mua khi thấy phù hợp, điều này có thể đồng nghĩa với việc cắt giảm đáng kể việc làm, theo các nguồn tin của đài CNBC.
Quy mô và tác động tiềm năng của Credit Suisse đối với nền kinh tế toàn cầu lớn hơn nhiều so với các ngân hàng khu vực của Mỹ, điều này đã gây áp lực buộc giới chức Thụy Sĩ phải tìm cách đưa hai tổ chức tài chính lớn nhất của đất nước lại gần nhau. Bảng cân đối kế toán của Credit Suisse có quy mô gấp đôi Lehman Brothers khi nó sụp đổ, vào khoảng 530 tỷ franc Thụy Sĩ tính đến cuối năm 2022.
Việc giúp hai đối thủ như UBS và Credit Suisse bắt tay nhau không phải là không có những khó khăn, nhưng sau cùng áp lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hệ thống đã chiến thắng. UBS ban đầu đề nghị mua Credit Suisse với giá khoảng 1 tỷ USD vào ngày 19/3 và Credit Suisse được cho là đã từ chối lời đề nghị này vì cho rằng mức giá này quá thấp và sẽ gây tổn hại cho các cổ đông và người lao động.
Khoản tiền gửi tại Credit Suisse đã "hụt" khoảng 38% trong quý IV/2022. Ngân hàng này tiết lộ trong báo cáo thường niên bị trì hoãn vào đầu tuần trước rằng dòng tiền chảy ra vẫn chưa đảo ngược. Credit Suisse đã báo cáo khoản lỗ ròng cả năm là 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ trong năm 2022 và dự kiến khoản lỗ này sẽ tăng thêm đáng kể trong năm 2023. Credit Suisse trước đó đã công bố một cuộc đại tu chiến lược lớn nhằm giải quyết những vấn đề kinh niên này.
-
OPEC+ cân nhắc duy trì chính sách cắt giảm sản lượng dầu từ đầu năm 2025 -
Bầu cử Mỹ: Quá trình chuyển giao quyền lực chính thức được khởi động -
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đe áp mức thuế cao đối với hàng hóa Mexico, Canada, Trung Quốc -
Dự trữ vàng của Nga tăng vọt 33% trong năm 2024, đạt giá trị kỷ lục 207 tỷ USD
-
"Ông trùm" quỹ ETF lo sợ "cảm giác an toàn giả tạo" của Bitcoin -
Chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu giảm 20% -
Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế mới tập trung vào 5 lĩnh vực then chốt -
Từ điển Cambridge chọn "manifest" là từ của năm 2024 -
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung