Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng
Hoàng Anh - 22/06/2019 20:37
 
Thế giới đang bước vào giai đoạn kỹ thuật số với sự chuyển đổi nhanh chóng về công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo. Phát triển năng lực kỹ thuật số để hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi đang là bước đi của doanh nghiệp.
.
.

Vinh danh các giải pháp đổi mới chuỗi cung ứng

Giải thưởng “Đổi mới chuỗi cung ứng trong sản xuất công nghiệp” của Gartner là chương trình nghiên cứu, đánh giá và vinh danh những đổi mới trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn cầu, được công bố lần đầu tiên vào năm 2017.

Năm nay, số lượng hồ sơ dự tuyển đáng kể, cho thấy mức độ đổi mới chuỗi cung ứng đang tăng tốc, sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và sự cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ hệ thống lao động.

Khi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng tốc chu kỳ đổi mới, tập trung hơn vào khách hàng, chuyển đổi kỹ thuật số trở thành chìa khóa để mở ra bước tiến tiếp theo cho sự đổi mới và cải tiến. Sử dụng các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh trong sản xuất và phân phối, tối ưu hóa dung lượng kết nối và tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại là một số ví dụ điển hình có thể được xây dựng trong các nhà máy thông minh.

Ba công ty đã giành được Giải thưởng Chainnovator năm 2019, trong đó có Schneider Electric, cho thấy nỗ lực đáng kể của Tập đoàn dành cho các giải pháp chuỗi cung ứng nổi bật.

Với vị trí thứ 11 trong Bảng xếp hạng Top 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới năm 2019 của Gartner, cũng là một trong 3 doanh nghiệp giành được Giải thưởng “Đổi mới chuỗi cung ứng trong sản xuất công nghiệp 2019”, Schneider Electric thể hiện vị thế của một tập đoàn dẫn đầu trong đổi mới và sáng tạo chuỗi cung ứng.

Schneider Electric và các sáng kiến chuyển đổi bền vững

Schneider Electric là tập đoàn tiên phong về số hoá các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, tiếp tục nâng cấp các nhà máy trên khắp thế giới thành các nhà máy thông minh. Tính đến năm 2018, tổ hợp chuỗi cung ứng toàn cầu của Schneider Electric bao gồm 200 nhà máy tại 46 quốc gia và 98 trung tâm phân phối,  86.000 lao động, thực hiện công việc quản lý hơn 260.000 tài liệu tham khảo và xử lý hơn 150.000 đơn hàng mỗi ngày.

Đến nay, hơn 50 địa điểm sản xuất của Schneider Electric đã được chuyển đổi thành nhà máy thông minh và theo kế hoạch, hơn 100 địa điểm nữa sẽ được chuyển đổi đến cuối năm 2020. Schneider Electric đang sở hữu chuỗi cung ứng vô cùng lớn và rõ ràng, Tập đoàn đang tích cực áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số để giúp hệ thống này hoạt động trơn tru và hiệu quả.

Dự án đóng vai trò quan trọng đối với Schneider Electric là Chuỗi cung ứng kết nối bền vững 4.0 (TSC4.0). TSC4.0 được xây dựng với mục đích phát triển 6 yếu tố hỗ trợ kỹ thuật số - đổi mới sản phẩm, lập kế hoạch, quy trình mua hàng, sản xuất, phân phối, chăm sóc khách hàng, từ đó xác định 16 năng lực cạnh tranh về kỹ thuật, phân tích, kỹ năng mềm, tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong nhiệm vụ và công việc của con người.

Chuỗi cung ứng của Schneider Electric đã áp dụng nền tảng EcoStruxure, bao gồm tăng cường thực tế ảo (AR) cho người vận hành, robot, các phương tiện tự động điều khiển (AGV) và in 3D cho các bộ phận không sản xuất. Việc triển khai EcoStruxure tại các nhà máy đã tác động đến hệ thống vận hành và làm việc trong tương lai tại Schneider Electric với các yêu cầu khắt khe hơn về khả năng cạnh tranh để có thể đạt được thành công.

Schneider Electric là ví dụ điển hình trong việc tạo lập năng lực cạnh tranh mới, vận hành các sáng kiến nhà máy thông minh và kêu gọi sự tham gia của nhân viên trong thời đại kỹ thuật số để đưa ra các sáng kiến chuyển đổi thành công và bền vững.

Sự đổi mới và sáng tạo trong chuỗi cung ứng của Tập đoàn một lần nữa khẳng định sự tập trung vào các giải pháp EcoStruxure. Điều này hoàn toàn trùng khớp với chiến lược của Tập đoàn trong 25 năm hoạt động tiếp theo tại Việt Nam, như ông Yoon Young Kim, Chủ tịch Schneider Electric Việt Nam, Myanmar và Campuchia từng chia sẻ.

“EcoStruxure đã trở thành giải pháp chính giúp Việt Nam quản lý năng lượng hiệu quả, bắt kịp xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số và đang được ứng dụng trong các phân khúc khác nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả hợp lý tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng vào các giải pháp EcoStruxure. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Yoon Young Kim nói.

Schneider Electric và hành trình 25 năm tại Việt Nam
Schneider Electric - tập đoàn tiên phong về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa - vừa chào mừng hành trình 25 năm hoạt động...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư