
-
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
-
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ
-
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025
![]() |
Ông Kay Woo, Nhà sáng lập kiêm CEO MVL tuyết trình tại buổi giới thiệu. |
Ông Kay Woo, Nhà sáng lập kiêm CEO MVL cho hay, họ đang nhắm đến Việt Nam như thị trường chính của công ty. Hiện, MVL đang nộp hồ sơ thành lập pháp nhân ở Việt Nam với tư cách là một công ty công nghệ thông tin.
Dự kiến, đợt tuyển tài xế đầu tiên sẽ được tổ chức ngay trong tháng này. Nếu thủ tục pháp lý hoàn tất đúng tiến độ, ứng dụng sẽ chính thức "tham chiến" thị trường vào tháng 7 tới.
Đại diện MVLchain chia sẻ: “Mô hình dịch vụ của chúng tôi tương tự với Uber và Grab nhưng công nghệ đằng sau thì khác biệt. Hai hãng này có giải pháp khá truyền thống. Đằng sau dịch vụ của họ là tập trung hóa cơ sở dữ liệu vào server. Tất cả dữ liệu được thu về đó và họ sử dụng cho riêng họ. Trong khi đó, dữ liệu của chúng tôi được lưu bằng công nghệ blockchain. Điều đó có nghĩa dữ liệu là sở hữu của tất cả người cung cấp, nên nó minh bạch và mọi người có thể sử dụng mang lại lợi ích cho mình”.
Đại diện ứng dụng cũng cho biết thêm, MVLchain sẽ là ứng dụng gọi xe dùng công nghệ blockchain đầu tiên tại Việt Nam, và tuyên bố sẽ không thu phí hoa hồng từ tài xế hay bất kỳ khoản phí gì từ người dùng. Người dùng chỉ phải trả một khoản phí nhỏ nếu thanh toán trực tuyến vì ứng dụng cần thanh toán phí dịch vụ cho các tổ chức thẻ tín dụng.
Cũng vì khẳng định không có doanh thu từ hoạt động kết nối tài xế và người dùng nên nhà sáng lập cho biết sẽ không đổ tiền làm khuyến mại, mà thu hút hành khách bằng giá cước rẻ.
Không chỉ chiêu mộ tài xế bằng chiến thuật không hoa hồng. MVL còn thiết lập cơ chế tặng điểm thưởng dựa vào đánh giá của hành khách sau mỗi chuyến đi. Điểm thưởng có thể được quy đổi thành một loại token (tiền điện tử của riêng hệ sinh thái này phát hành).
"Loại tiền này không được phép sử dụng như phương tiện thanh toán. Tài xế có thể giữ lại hoặc mang bán trên các sàn chấp nhận giao dịch chúng", ông Kay Woo nhấn mạnh token chỉ là một loại tài sản để đầu tư.
Giải thích thêm về nguồn thu để duy trì, nhà sáng lập cho biết công ty dựa vào hàng loạt hoạt động như liên kết dịch vụ với bảo hiểm, các đơn vị kinh doanh xe qua sử dụng, bán quảng cáo và bán dữ liệu cho các đơn vị bảo hiểm, các tổ chức nghiên cứu thị trường...

-
Hải Phòng đề xuất thí điểm hỗ trợ không hoàn lại cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo -
Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2025 -
“Cách mạng thanh toán” cho người mua căn hộ The Gió Riverside -
Ngành xi măng phải chuyển đổi kép để tồn tại và phát triển bền vững -
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp -
Hòa Phát đầu tư dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao của Tập đoàn Primetals -
Hải quan tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến để phục vụ doanh nghiệp
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025