Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Unilever với cam kết không phát thải
Hoàng Anh - 09/11/2021 19:36
 
Trong bối cảnh COP26 đang diễn ra tại vương quốc Anh, ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch Unilever Việt Nam đã có chia sẻ về chiến lược trong quản lý rác thải nhựa hướng đến không phát thải carbon.

Ông Đỗ Thái Vương, Phó chủ tịch Phát triển Bền vững và Đối ngoại Unilever Việt Nam

Được biết Unilever là đối tác chính tại COP26. Doanh nghiệp cũng đã từng chia sẻ mục tiêu giảm 100% lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của Tập đoàn đến năm 2030. Vậy mục tiêu này có tác động như thế nào đến vận hành và kinh doanh của Unilever tại Việt Nam? 

Đối với chúng tôi, bảo vệ môi trường và phát triển kinh doanh không thể tách rời. Chúng luôn đồng hành để hướng tới phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Mục tiêu giảm khí thải carbon thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu để cho ra đời những nguồn năng lượng bền vững hơn, phù hợp với tương lai, mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm.

Ví dụ, chúng tôi đã áp dụng các công nghệ và sự đổi mới để biến rác thải tại các nhà máy thành viên gỗ sạch Biomass thay thế 100% dầu diesel, tương đương giảm 3,5 triệu tấn CO2 chỉ trong 18 tháng.

Ngược lại, việc phát triển kinh doanh cho phép chúng tôi đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chúng tôi có thêm nguồn lực để đầu tư vào các công nghệ xanh trong chuỗi cung ứng giúp giảm phát thải CO2 như đầu tư vào hệ thống thu hồi năng lượng và hệ thống nung bằng năng lượng mặt trời, thiết bị xử lý vật liệu điện và sinh khối, áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh LEED...

Ngoài việc hướng đến phát triển kinh doanh bền vững, còn động lực nào khác thúc đẩy Unilever cam kết và thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính không?

Bên cạnh phát triển kinh doanh bền vững, kỳ vọng của người tiêu dùng và nguồn nhân sự tài năng là động lực thúc đẩy chúng tôi hành động.

Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng hơn ở các thương hiệu, không chỉ chất lượng sản phẩm mà còn trách nhiệm trong kinh doanh. Những nhân sự tài năng, bên cạnh môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, mong muốn đầu quân vào những doanh nghiệp hướng đến sự bền vững.

Chính vì vậy, bất kỳ nỗ lực nào hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường đều cực kỳ xứng đáng, giúp Unilever tiếp tục là một doanh nghiệp hướng tới mục đích tốt đẹp, phù hợp với tương lai.

Nhằm cắt giảm phát thải Carbon, Unilever Việt Nam đã có những hành động cụ thể nào? 

Tại Việt Nam, chúng tôi hướng đến 3 hành động cụ thể: Chiến lược về Nhựa, Carbon có thể tái chế và tái tạo trong công thức sản phẩm, và Giải pháp Thiên nhiên. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến Chiến lược về Nhựa.

Quá trình sản xuất nhựa tạo ra hàng tỷ tấn khí nhà kính. Vì vậy, Chiến lược về Nhựa với 2 trụ cột Thu gom Rác thải Nhựa và Bao bì Bền vững - hành động quan trọng để giảm khí nhà kính, từ đó có thể góp sức cùng Chính phủ xây dựng một nền kinh tế không Carbon.

Với Thu gom Rác thải Nhựa, Unilever đã khởi xướng, xây dựng mô hình Kinh tế Tuần hoàn trong Quản lý Rác thải Nhựa tại Việt Nam. Trong đó, phân loại rác tại nguồn, thu gom và tái chế rác thải nhựa là khâu quan trọng giúp đưa nhựa trở lại phục vụ nền kinh tế.

Điển hình, chúng tôi vừa hợp tác cùng VietCycle và Duy Tân triển khai chương trình “Hồi sinh Rác thải Nhựa” với mục tiêu kép.

Mục tiêu đầu tiên là bảo vệ môi trường thông qua hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom và tái chế rác thải nhựa.

Chương trình còn thực hiện cam kết phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc ưu tiên các đối tượng lao động nữ, người yếu thế, lao động tự do, người khuyết tật tham gia vào chuỗi giá trị, hỗ trợ họ an toàn lao động, nâng cao điều kiện sống...

Chương trình “Hồi sinh Rác thải Nhựa” do Unilever khởi xướng mang mục tiêu kép

Đối với Bao bì Bền vững, chúng tôi tập trung thực hiện cam kết “Sử dụng ít nhựa hơn, nhựa tốt hơn và tiến tới không dùng nhựa” với 2 mục tiêu cụ thể cần đạt được trước năm 2025: cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất, và 100% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy.

Các hoạt động điển hình có thể kể đến như sản xuất bao bì từ nhựa tái chế, cho ra đời các sản phẩm có kết cấu đậm đặc hơn, các hoạt động “refill” sản phẩm vào các chai rỗng cũ, đổi mới cấu trúc bao bì sản phẩm...

Tái chế và refill sản phẩm là 2 hoạt động được chú trọng giúp thực hiện trụ cột Bao bì Bền vững

Tính đến nay, chúng tôi đã đạt một số kết quả lạc quan khi đã giảm 55% nhựa nguyên sinh, 62% bao bì sản phẩm có thể tái chế, và 100% chai của sản phẩm đều có sử dụng nhựa tái chế.

Xin cảm ơn ông về những phần chia sẻ vừa rồi!.

Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giảm rác thải nhựa
Chính phủ ban hành nhiều chính sách để hạn chế rác thải nhựa, trong đó có quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ông Phan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư