-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Nhựa đang trở thành vấn đề môi trường quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã tái chế được bao nhiêu rác thải nhựa và đang có những sáng kiến nào để cải thiện tình hình?
Có nhiều nghiên cứu về rác thải nhựa và tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam, tính tin cậy của số liệu này cần được đánh giá kỹ càng hơn do những hạn chế trong thu thập thông tin. Tuy vậy, các nghiên cứu này cũng phần nào cho thấy xu hướng tái chế ở Việt Nam. Theo ước tính của nhóm IUCN-EA-Quantis, Việt Nam đã tái chế 15% tổng lượng rác thải nhựa, trong đó, 95% là phế liệu nhập khẩu, 5% là rác thải phát sinh trong nước. Dù còn khiêm tốn, nhưng con số này vẫn cao hơn tỷ lệ tái chế chất thải nhựa toàn cầu (9%). Con số này cho thấy Việt Nam không chỉ tái chế chất thải của mình mà còn tái chế phế liệu nhựa từ các nước khác.
Bên cạnh các quy định như thuế bảo vệ môi trường, nhãn sinh thái.v.v., chúng tôi đang hoàn thiện quy định EPR, một công cụ quan trọng được kỳ vọng giải quyết một phần vấn đề rác thải nhựa hiện nay.
Việt Nam đã tiếp cận khái niệm EPR trong 15 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều hiểu lầm về EPR. Vậy EPR là gì? EPR làm thay đổi trách nhiệm của nhà sản xuất với rác thải nhựa như thế nào?
Ý tưởng EPR lần đầu tiên được đưa ra tại Điều 67 Luật BVMT 2005 và được kế thừa tại Điều 87 Luật BVMT 2014. Theo đó, EPR yêu cầu thu hồi và xử lý một số loại sản phẩm sau sử dụng. Mục tiêu ban đầu là tìm giải pháp để xử lý các sản phẩm thải bỏ, chia sẻ một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho nhà sản xuất.
Ở mức độ khái quát nhất, EPR là một cách tiếp cận chính sách môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm. Bằng việc chuyển trách nhiệm tài chính xử lý sản phẩm ở cuối vòng đời từ người dân và chính quyền các thành phố sang cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và cuối cùng là người tiêu dùng.
EPR yêu cầu các nhà sản xuất thu gom các sản phẩm, bao bì thải bỏ để tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc. EPR sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến thiết kế sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường nhằm làm giảm chi phí tái chế. Nói cách khác, EPR thúc đẩy các doanh nghiệp khép chu trình sản xuất – tái chế hay tạo ra một vòng kinh tế tuần hoàn của các chuỗi giá trị sản phẩm, bao bì, giúp giảm lượng chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng.
Với cơ chế EPR, cần thành lập một Tổ chức Trách nhiệm Nhà sản xuất (PRO). PRO sẽ được thành lập ở Việt Nam như thế nào?
Các nhà sản xuất, nhập khẩu có quyền lựa chọn cách thực hiện EPR phù hợp nhất cho mình, có thể riêng lẻ hoặc theo nhóm. PRO là hình thức thực hiện hiện EPR theo nhóm. PRO là tổ chức do nhà sản xuất, nhập khẩu thành lập hoặc ủy quyền nên họ sẽ quyết định mô hình, cách vận hành của PRO. Bộ TN&MT sẽ xác định các tiêu chí mà PRO cần đảm bảo để có thể đại diện cho nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm thực hiện nghĩa vụ được uỷ quyền.
Bộ TN&MT sẽ giám sát việc thực hiện EPR theo lộ trình nào?
EPR đã tồn tại ở Việt Nam hơn 15 năm và đây không phải là nghĩa vụ mới. Tuy vậy, chúng tôi đã tính toán và đề xuất lộ trình thực hiện cho từng nhóm sản phẩm, bao bì để bảo đảm khả thi nhất. Các sản phẩm, bao bì thuộc đối tượng EPR sẽ có lộ trình thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025 tùy thuộc vào vòng đời và mức độ sẵn sàng.
Ngoài ra, tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc và đóng góp tài chính sẽ được xác định phù hợp thực tế của Việt Nam như công nghệ, điều kiện kinh tế, xã hội.v.v. Ban đầu sẽ ở mức thấp và có lộ trình tăng dần theo mục tiêu, yêu cầu bảo vệ môi trường.
Chính phủ và Bộ TN&MT sẽ áp dụng những cơ chế nào để đảm bảo hiệu quả thực thi EPR?
Để đảm bảo hiệu quả thực thi EPR, chúng tôi đã đề xuất 03 cơ chế: giám sát thực thi; xử phạt khi không hoàn thành nghĩa vụ; và cơ chế cung cấp thông tin và giám sát của cộng đồng, người tiêu dùng.
Năm 2020, Bộ TN&MT đã thành lập Tổ công tác EPR để tăng cường trao đổi, đối thoại giữa các đại diện ngành hàng liên quan cũng như kết nối các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm và hỗ trợ việc thực hiện EPR ở Việt Nam. Đây là kênh quan trọng để cơ quan quản lý lắng nghe và đối thoại với doanh nghiệp trong xây dựng, thực thi hiệu quả EPR.
Thêm nữa, Hội đồng EPR quốc gia có đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức môi trường, xã hội, nhà sản xuất, nhập khẩu cùng tham gia quyết định tỷ lệ tái chế. Đây là cơ chế trao quyền mạnh mẽ nhất từ trước tới nay trong các chính sách môi trường ở Việt Nam để phát huy vai trò, sự đóng góp và giám sát của cộng đồng và các tổ chức xã hội, môi trường trong việc ra quyết định giúp đảm bảo việc thực thi EPR. Một thiết chế không thể thiếu nữa là Văn phòng EPR Việt Nam – đây tổ chức quản lý, vận hành hệ thống EPR trong thời gian tới, giúp bảo đảm việc thực thi EPR hiệu quả, minh bạch và công bằng.
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"