
-
Sóng siêu âm viết lại giấc mơ sống khỏe
-
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện để đảm bảo an toàn người bệnh
-
Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3
-
Tin mới y tế ngày 12/4: Cảnh báo nghịch lý “no năng lượng, đói vi chất” của trẻ em Việt
-
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 11/4: Người lớn đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2025
Trong y học hiện đại, có những căn bệnh nguy hiểm đến mức chỉ một phút lơ là cũng có thể cướp đi sinh mạng của con người. Uốn ván là một trong số đó. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.
![]() |
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng uốn ván bằng cách tiêm vắc-xin uốn ván, với hiệu quả bảo vệ lên tới 95%. |
Tỷ lệ tử vong do uốn ván có thể lên tới 90%, tùy theo tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thực tế đau lòng là tại Việt Nam, mỗi năm vẫn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì uốn ván.
Gần đây nhất là trường hợp của một người đàn ông 51 tuổi tại Vũng Tàu, đã không thể qua khỏi dù được điều trị tích cực suốt hai tuần. Ngay cả khi may mắn thoát khỏi tử thần, bệnh nhân vẫn phải chịu những di chứng nặng nề, điển hình là tình trạng cứng cơ, khớp kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong tự nhiên dưới dạng bào tử và có mặt ở khắp nơi: trong đất, cát, phân gia súc, các dụng cụ không được tiệt trùng… Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể từ những vết thương rất nhỏ như trầy xước, đâm kim, dằm gỗ, thậm chí vết cắt khi làm bếp.
Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ phát triển và tiết ra hai loại độc tố nguy hiểm: Tetanospasmin và Tetanolysin. Tetanospasmin là thủ phạm chính gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, khiến cơ thể mất kiểm soát các cơn co cơ.
Người bệnh có thể bị khóa hàm, đau cơ, cứng cổ, cong người như hình vòng cung, thậm chí gãy xương hoặc rách cơ do co thắt quá mạnh. Khi độc tố xâm nhập vào não, người bệnh có thể gặp rối loạn huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt - những yếu tố sống còn của cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong là rất cao.
Một ca điều trị uốn ván tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có chi phí trung bình từ 20 đến 30 triệu đồng, riêng các trường hợp phải thở máy có thể tốn 50 đến 100 triệu đồng.
Đối với người cao tuổi, có bệnh nền đi kèm, tổng chi phí có thể lên đến trên 200 triệu đồng - một con số không nhỏ với nhiều gia đình. Điều đáng buồn là phần lớn các ca bệnh nặng đều đến từ sự chủ quan - tự chữa trị tại nhà, không sơ cứu đúng cách, không tiêm ngừa kịp thời, và chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã chuyển nặng.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, điều may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách tiêm vắc-xin uốn ván, với hiệu quả bảo vệ lên tới 95%.
Lịch tiêm vắc-xin phòng uốn ván được khuyến cáo như sau: Trẻ em từ 6 tuần tuổi tiêm các loại vắc-xin phối hợp như 5 trong 1, 6 trong 1. Nhắc lại vào các mốc 16-18 tháng, 4-6 tuổi, 9-15 tuổi.
Người lớn nếu không rõ lịch sử tiêm, nên tiêm ba mũi - mũi 2 cách mũi 1 một tháng, mũi 3 cách mũi 2 sáu tháng. Phụ nữ mang thai cần tiêm để bảo vệ bản thân và phòng tránh uốn ván sơ sinh cho trẻ.
Sau khi hoàn thành liệu trình cơ bản, mỗi người nên tiêm nhắc lại 10 năm một lần. Trong trường hợp có vết thương, nếu đã tiêm đủ trước đó, chỉ cần tiêm nhắc một liều duy nhất là đủ - không cần sử dụng Globulin miễn dịch (TIG) hoặc huyết thanh (SAT), giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bị vết thương, đặc biệt là các vết đâm sâu, trầy xước tiếp xúc với môi trường bẩn, người dân nên thực hiện các bước sau: Rửa vết thương bằng nước sạch để loại bỏ dị vật. Rửa lại bằng xà phòng sát khuẩn. Không băng kín vết thương, không đắp lá cây hoặc các bài thuốc dân gian. Đến cơ sở y tế để được xử lý và tiêm vắc-xin hoặc huyết thanh nếu cần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong những năm cuối thế kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ tử vong vì uốn ván sơ sinh tại các nước đang phát triển.
Điều đó cho thấy uốn ván không chỉ là căn bệnh của người lớn, mà còn là mối đe dọa lớn với trẻ em nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Trong khi đó, chỉ cần một hành động đơn giản tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo là đã có thể giúp cả trẻ em và người lớn thoát khỏi nguy cơ tử vong vì uốn ván.
Đừng để một vết xước nhỏ đánh đổi cả mạng sống. Vắc-xin là chiếc khiên bảo vệ bạn - đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hãy tiêm phòng uốn ván để không bao giờ phải hối tiếc.

-
Chủ động phòng cúm bằng tiêm vắc-xin -
Hà Nội triển khai Tháng hành động vì An toàn Thực phẩm năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 11/4: Người lớn đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2025 -
Uốn ván có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Hệ lụy nguy hiểm của bóng cười: Khi niềm vui trở thành cơn ác mộng -
Phát hiện hai cơ sở hút mỡ trái phép giữa trung tâm TP.HCM -
Tin mới y tế ngày 10/4: Béo phì - kẻ thù thầm lặng của trái tim
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội