-
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương khủng; Lãi vay gói 120.000 tỷ đồng sắp giảm thêm -
Ngân hàng Nhà nước: Có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% -
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà
Cung dồi dào, cầu tăng không quá mạnh
Tuần này, tỷ giá USD liên tục tăng vọt và đạt “đỉnh” 22.840 đồng/USD (bán ra) vào ngày 15/2 - mức giá cao nhất trong vòng một năm qua, tăng 184 đồng/USD so với giá đóng cửa cuối tuần trước, dù tỷ giá trung tâm chỉ tăng 14 đồng/USD.
Theo TS-luật sư Bùi Quang Tín (Trường đại học Ngân hàng TP.HCM), tỷ giá USD tăng trong mấy ngày gần đây là do nhu cầu tăng đột biến từ các doanh nghiệp nhập khẩu để thanh toán ngay và từ nhu cầu USD kỳ hạn.
. |
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều ngân hàng TMCP cho biết, cung - cầu trên thị trường vẫn bình thường, thanh khoản ngoại tệ của các ngân hàng dồi dào, mọi nhu cầu vay ngoại tệ hợp pháp của người dân và các doanh nghiệp được đáp ứng.
Thực tế, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 1/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước giảm 18,2% với tháng 12/2016. Trong đó, nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu giảm 13,5% (giảm 2,24 tỷ USD), trong khi nhập khẩu giảm 22,8% (giảm gần 3,89 tỷ USD) so với tháng trước đó. Ngoài ra, cả nước vẫn xuất siêu 1,15 tỷ USD.
Nhập khẩu giảm, xuất siêu, cộng với thanh khoản ngoại tệ dư thừa cho thấy, không có áp lực lên cung - cầu ngoại tệ.
Như vậy, tỷ giá tăng mạnh suốt một tuần qua có thể do ngân hàng nâng giá bán ra để đón đầu sự tăng giá của USD, nhất là khi thời điểm tăng lãi suất của Fed ngày một cận kề.
Cụ thể, trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ diễn ra giữa tuần này, Chủ tịch Fed Janet Yellen cho rằng, lãi suất có thể sẽ được tăng dần dần. Bà Yellen cũng thừa nhận, sẽ rủi ro nếu đợi quá lâu không tăng lãi suất, bởi nếu trì hoãn quá lâu thì Fed cuối cùng phải tăng lãi suất gấp, gây ra cú sốc cho thị trường. Sự thừa nhận của người đứng đầu Fed khiến USD trên thị trường thế giới tăng vọt, dẫn tới sóng tỷ giá trong nước cũng nhấp nhổm tăng theo.
Tỷ giá năm nay sẽ biến động khó lường
Dù tỷ giá trước mắt biến động do yếu tố tâm lý, song không thể phủ nhận, tỷ giá năm nay sẽ biến động hết sức khó lường và phức tạp.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, có rất nhiều yếu tố khiến tỷ giá năm nay khó đoán định, trong đó nổi lên là sự tăng giá của USD với khả năng tăng lãi suất 3 lần trong năm của Fed, dòng vốn đầu tư toàn cầu có thể thay đổi, xu hướng đảo ngược từ nới lỏng sang thắt chặt lãi suất ở một số nước nhằm kiềm chế lạm phát… Những tác động của thế giới, cộng với lạm phát trong nước có thể làm VND mất giá.
Tương tự, TS. Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cảnh báo một số rủi ro tiềm ẩn của tỷ giá năm nay, như trạng thái thặng dư cán cân thương mại chưa thực sự bền vững, xu hướng biến động khó lường của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới…
Mặc dù cảnh báo rất nhiều về sức ép lên tỷ giá trong nước, song các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tác động của thị trường thế giới tới thị trường ngoại tệ trong nước chỉ ở mức vừa phải và VND năm nay mất giá không đáng kể.
Nhìn lại diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay, ngoại trừ mấy phiên tăng vọt gần đây thì suốt hơn một tháng qua, tỷ giá USD xuống khá thấp so với cuối năm 2016. Trong tháng 1/2017, nhiều thời điểm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải tăng mạnh giá mua USD để chặn đà rơi của tỷ giá, giúp ổn định thị trường ngoại tệ, đồng thời giúp xuất khẩu của Việt Nam tránh thế bất lợi trong bối cảnh nhiều đối thủ xuất khẩu của nước ta phá giá đồng nội tệ.
Một loạt chính sách của NHNN thời gian qua như đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%, hạn chế đầu cơ ngoại tệ của ngân hàng và doanh nghiệp, hạn chế đối tượng vay ngoại tệ… đã làm giảm mức độ đô-la hóa nền kinh tế, khiến mức độ biến động của tỷ giá không còn “sốc” như trước đây.
Cùng với cán cân thương mại được duy trì, dự trữ ngoại hối tăng, cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm của NHNN tiếp tục phát huy tác dụng, góp phần ổn định tỷ giá trong năm nay.
“Triển vọng kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh dưới thời Tổng thống D. Trump cùng việc Fed tăng lãi suất 3 lần trong năm sẽ khiến USD tăng giá so với đa số tiền tệ khác trên thế giới, trong đó có VND. Tuy nhiên, VND sẽ không mất giá đáng kể nhờ cán cân thương mại tiếp tục cân bằng, trong khi cán cân vốn đạt thặng dư và nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. Tỷ giá năm 2017 chỉ tăng khoảng 1,5 - 2%”, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Market Intello nhận định.
-
Cử tri nhiều tỉnh, thành đồng loạt kiến nghị về quản lý thị trường vàng -
Standard Chartered Việt Nam bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên -
Ngư dân bể nợ vì tàu 67, Ngân hàng Nhà nước nói gì? -
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
Ngân hàng NCB ưu đãi lớn mừng sinh nhật 29 năm -
Chỉ trong 7 ngày, hơn 1 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ ETF bitcoin -
ADB lần thứ hai vinh danh HDBank là "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng