-
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Thị trường M&A toàn cầu khởi sắc -
"Hiệu ứng Trump" kéo giá vàng xuống đáy 2 tháng, đưa bitcoin tăng dựng đứng -
Chủ tịch Fed nêu quan điểm thận trọng, kiên nhẫn sau khi hạ lãi suất -
Ngay sau bầu cử Tổng thống Mỹ, Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thêm 0,25% -
Hãng thông tấn AP: Ông Trump tái xuất phi thường, đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Ngày càng nhiều quốc gia, từ Brazil cho với các quốc gia Đông Nam Á, kêu gọi tiến hành các giao dịch thương mại xuyên biên giới bằng các đồng tiền khác, bên cạnh USD.
USD đã giữ “ngôi vương” trong thương mại toàn cầu hàng thập kỷ qua, không chỉ bởi Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn bởi dầu mỏ - loại nguyên liệu quan trọng đối với mọi nền kinh tế, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, được định giá bằng đồng bạc xanh. Đa phần các loại nguyên liệu khác cũng được định giá và giao dịch bằng USD.
Tuy nhiên, kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hành trình nâng lãi suất quyết liệt nhằm chống lại lạm phát, nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới phải nâng lãi suất để hạn chế dòng vốn chảy ra khỏi thị trường nội địa, cũng như giúp đồng nội tệ không giảm giá quá mạnh trước USD.
“Bằng việc đa dạng hoá các khoản dự trữ tiền tệ với nhiều đồng tiền khác nhau, các quốc gia có thể giảm áp lực đối với thị trường trong nước trước các tác động từ bên ngoài”, ông Cedric Chehab, chuyên gia Fitch Solutions cho biết.
Thực tế, USD vẫn duy trì là đồng tiền dự trữ toàn cầu, ngay cả khi tỷ trọng nắm giữ USD của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã giảm hơn 70% so với năm 1999, theo số liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
USD chiếm khoảng 58,36% các quỹ dự trữ quốc gia trên toàn cầu trong quý IV/2022, theo IMF. Để so sánh, đồng euro đứng vị trí thứ hai nhưng tỷ trọng kém xa, chỉ chiếm khoảng 20,5%, trong khi nhân dân tệ chỉ chiếm 2,7%.
Tỷ trọng các đồng tiền trong quỹ dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên toàn cầu. |
Trong diễn biến mới nhất, Trung Quốc là một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy quá trình giảm sự phụ thuộc vào USD, làm suy giảm vị thế thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại toàn cầu. Dựa theo số liệu của IMF 2022, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của 61 quốc gia tính cả xuất khẩu và nhập khẩu. Trong khi đó, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của 30 quốc gia.
“Khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, sức ảnh hưởng của quốc gia này tới các tổ chức tài chính và thương mại toàn cầu sẽ ngày càng gia tăng”, Cedric Chehab cho biết.
Trung Quốc từ lâu luôn là “chủ nợ” lớn thứ hai trên thế giới của Mỹ, khi duy trì nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, quốc gia này đang dần dần hạ tỷ trọng. Tính tới tháng 2/2023, Trung Quốc sở hữu gần 849 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, mức thấp nhất trong 12 năm qua, theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ.
Động lực thay đổi
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất kêu gọi “xa lánh” USD trong hoạt động thương mại. Tổng thống Brazil Lula vừa có chuyến thăm Bắc Kinh trong tháng 4/2023 và có các phát biểu thể hiện quan điểm cần giảm sự phụ thuộc vào USD trong giao dịch thương mại quốc tế.
Giá trị giao dịch thương mại giữa Brazil và Trung Quốc đạt 150 tỷ USD năm 2022, tăng 10% so với năm trước đó, theo số liệu của S&P Global Market Intelligence.
Không riêng Brazil, trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đề xuất nên thiết lập một Quỹ Tiền tệ châu Á nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD. Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 6/4 với CNBC, Bộ trưởng tài chính Malaysia cũng thể hiện mối lo ngại của quốc gia này với việc các nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào USD.
Tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính và người đứng đầu ngân hàng trung ương các quốc gia ASEAN diễn ra vào tháng 3/2023, giới chức quản lý đã thảo luận về ý tưởng giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh, yên Nhật và euro, đồng thời có động thái để ổn định giá trị các đồng nội tệ.
Trong khi đó, đầu tháng 4, truyền thông Ấn Độ đưa tin rộng rãi việc Ấn Độ và Malaysia có thể trao đổi thương mại bằng đồng rupee (Ấn Độ).
Lợi ích kinh tế
Các chiến lược gia cho rằng, động lực với nền kinh tế toàn cầu thay đổi đã tạo nên xu hướng ngược lại đô la hoá, tạo ra lợi ích cho nền kinh tế nội địa theo nhiều cách khác nhau.
“Giao dịch bằng các đồng tiền khu vực cho phép nhà xuất khẩu và nhập khẩu cân bằng rủi ro, có thêm nhiều lựa chọn đầu tư, đảm bảo hơn về doanh thu và doanh số bán hàng”, cựu đại sứ Brazil tại Trung Quốc Marcos Caramuru cho biết.
Một lợi ích khác của việc các quốc gia giảm phụ thuộc vào USD như một “trung gian” thanh toán là việc các bên có thể nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, chiến lược gia Mark Tinker tại Tosca Fund Hong Kong cho biết.
Bên cạnh đó, việc các nền kinh tế không phụ thuộc vào Mỹ ngày càng tăng trưởng cũng là động lực để cổ vũ các khu vực này đẩy mạnh sử dụng nội tệ. IMF dự báo, châu Á có thể đóng góp hơn 70% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023.
“Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại và tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn là tất cả. Còn một khu vực rộng lớn bên ngoài nước Mỹ đang tăng trưởng tích cực”, Mark Tinker nhận định.
Mối lo xung đột địa chính trị
Các rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng cũng là động lực thúc đẩy xu hướng giảm phụ thuộc vào USD. Bởi những yếu tố khó đoán định này khiến các thành viên thị trường nhận ra, USD không hoàn toàn là “thiên đường an toàn”.
Theo Mark Tinker, quá trình ngược lại đô la hoá được thúc đẩy kể từ khi Mỹ quyết định đóng băng các tài sản tại nước ngoài của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Ngay sau đó, nhân dân tệ trở thành đồng tiền thay thế USD trong đa phần các thương mại hàng hoá của Nga.
Cho tới nay, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã đóng băng hơn 300 tỷ USD tài sản dự trữ của Nga và áp đặt nhiều lệnh cấm vận lên quốc gia này. Điều này buộc Nga phải có sự dịch chuyển về thương mại và đồng tiền sử dụng trong giao dịch.
“Hiện tại, cả thế giới nhận thấy nếu bất đồng quan điểm với Mỹ thì rủi ro bị đóng băng tài sản rất cao. Theo đó, mỗi quốc gia đều cần lựa chọn thay thế”, Mark Tinker cho biết.
Tại Trung Đông, đa phần các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, dẫn đầu là Ả Rập Xê út đã công bố sẵn lòng giao dịch hàng hoá bằng các đồng tiền khác bên cạnh USD.
USD vẫn là vua
Mặc dù xu hướng giảm phụ thuộc vào USD đã bắt đầu, nhưng theo giới chuyên gia, USD sẽ không thể bị hạ bệ trong ngắn hạn, nguyên nhân đơn giản là thiếu lựa chọn thay thế ngay bây giờ.
“Euro và yên Nhật đều có những hạn chế về cấu trúc và những thách thức liên quan tới nền kinh tế, các khoản nợ ở mức cao. Trong khi nhân dân tệ còn một khoảng cách rất xa. Hiện nhân dân tệ mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 2,5% trong tổng lượng dự trữ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc cần thêm nhiều thời gian cho các đồng tiền khác có thể trở thành đồng tiền thay thế USD”, Chehab cho biết.
-
Nhật Bản sẽ phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp -
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Mỹ để thúc đẩy thương mại song phương -
Nga lấy lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU -
Bitcoin vượt mốc 96.000 USD nhờ lạc quan về chính sách của ông Trump -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng sẽ tác động ra sao đến thị trường trái phiếu toàn cầu? -
Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi tăng nguồn tài chính khí hậu lên hàng nghìn tỷ USD -
Dự báo Fed sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam