Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
USD suy yếu, vàng duy trì đà tăng
T.V - 28/05/2021 10:10
 
Giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế sáng ngày 28/5 tăng nhẹ lên mức 1.896 USD/ounce trước sự suy yếu. Vàng được kỳ vọng tiếp tục đà tăng. Trong khi đó, vàng SJC không đổi ở phiên này.

Giá vàng giao tháng 6 cũng tăng 0 lên 1.897 USD/ounce. Vàng tăng trong phiên gia dịch sáng nay khi USD suy yếu. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, giảm 0,03% xuống 90,00 điểm sáng nay.

Ngoài ra, đà tăng lớn của vàng cũng đã thy hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong phiên giao dịch Châu Mỹ tối hôm qua. Giá vàng đã điều chỉnh mạnh từ các mức cao nhất trong 4 tháng ở 1.913 USD/ouncce để kiểm tra ngưỡng hỗ trợ quan trọng ở 1.891 USD/ounce vào ngày 26/5.

Sự điều chỉnh của giá vàng chủ yếu là do sự phục hồi của đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra các tín hiệu cho thấy họ sẽ thực hiện các cuộc thảo luận về giảm nới lỏng.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 1,60% sau khi Phó Chủ tịch Giám sát Randal Quarles của Fed và Phó Chủ tịch Richard Clarida cho biết, ngân hàng trung ương có thể bắt đầu thảo luận về việc giảm dần nới lỏng tại các cuộc họp chính sách sắp tới.

Bên cạnh đó, một nhịp tăng giá lặng lẽ trên Phố Wall cũng làm tăng thêm áp lực lên giá vàng. Đồng thời, vàng đã bắt được một làn sóng mua vào mới ở đầu phiên giao dịch châu Âu.

Quỹ ETF về vàng lớn nhất thế giới - SPDR - sau khi đẩy mạnh mua vào liên tiếp trong các phiên cuối tuần qua và đầu tuần này thì phiên 26.5 đã quay lại bán ròng hơn 2 tấn. Nhưng hiện lượng vàng nắm giữ của SPDR vẫn hơn 1.044 tấn, cao hơn 20 tấn so với giữa tháng 5/2021.

Bên mua tìm cách lấy lại mốc 1.900 USD/ounce nhờ sự phục hồi của tâm lý rủi ro đang đè nặng lên đồng đô la Mỹ trú ẩn an toàn.

Trong khi đó, vàng vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng ở châu Á và một đợt đóng cửa mới ở tiểu bang Victoria của Úc.

Các thị trường hiện đang chuyển trọng tâm sang một loạt dữ liệu mới của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Năm, trong đó dữ liệu Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và PCE cốt lõi được theo dõi chặt chẽ.

Trước đó, những rủi ro về lạm phát và kỳ vọng về thắt chặt trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến giá vàng khi lạm phát tháng 4/2021 của Mỹ tăng 4,2%. Vàng luôn được xem là hầm trú ẩn an toàn khi lạm phát tăng cao. 

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng 28/5, giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC giữ nguyên ở mức mua vào là 56,14 triệu đồng/lượng và bán ra 56,54 triệu đồng/lượng. 

Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vàng SJC chậm hơn thế giới nên giá vàng trong nước vẫn đắt hơn giá quốc tế trên 3,6 triệu đồng/lượng, cho dù đã rút ngắn lại khoảng cách vàng trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh giá vàng quốc tế có thể chạm 1.900 USD/ounce và tăng lên lại khu vực gần 2.000 USD/ounce, đã có nhà đầu tư nghĩ đến chuyện mua vàng.

Tuy nhiên, theo quan sát của giới phân tích đối với thị trường vàng trong nước, các giao dịch vàng trong thời gian gần đây khá trầm lắng và lực bán của khách hàng nhiều hơn mua, vì có thể thấy chưa hẳn mua bán lướt sóng đã có lợi.

Đáng chú ý là trong thời gian qua khi vàng trong nước cao hơn giá thế giới, lên đến 8-9 triệu đồng/lượng.  

Ngày 28/5, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ giá trung tâm thêm 2 đồng/USD, xuống còn 23.135 đồng/USD. TạiNgân hàng thương mại giảm giá USD 10 đồng, Vietcombank mua vào còn 22.910 - 22.940 đồng/USD và bán ra 23.140 đồng/USD.

Vàng vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce
Giá vàng giao dịch trên thị trường quốc tế sáng nay vượt qua ngưỡng kỳ vọng của nhà đầu tư 1.900 USD/ounce khi USD và lợi suất trái phiếu Mỹ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư