-
Phú Yên khánh thành, khởi công nhiều dự án nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh
-
Khánh Hòa sẽ “phủ kín” toàn bộ quy hoạch phân khu trong năm 2025
-
Liên danh xe khách Phương Trang trúng thầu trạm dừng nghỉ cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn
-
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định Dự án cầu Tứ Liên
-
Tập đoàn Tokyu đề xuất nghiên cứu làm tuyến đường sắt nhẹ tại Bình Dương -
Bình Định: Triển khai thần tốc để khởi công loạt dự án trọng điểm
![]() | ||
Sau hơn 1 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, Thành Nhà Hồ vẫn chưa thực sự phát huy được giá trị |
Tiềm năng lớn
Với diện tích 11.138 km2; thiên nhiên ưu đãi với 102 km bờ biển; với văn hóa vùng miền độc đáo của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, nên di tích lịch sử vừa độc đáo vừa đa dạng đã cho thấy, Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn.
Trên địa bàn tỉnh còn có hơn 1.500 di tích, trong đó có 130 di tích cấp quốc gia, riêng di tích Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hiện nay, hang Con Moong đang xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có nhiều thắng cảnh được xem là “độc nhất vô nhị” như Suối cá thần Cẩm Lương, động Bản Chanh…
Với thế mạnh đó, lĩnh vực du lịch của Thanh Hóa được xem là mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Song, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những lý do khiến du lịch Thanh Hóa chưa thể cất cánh là do việc xây dựng cơ chế phát triển du lịch tại Thanh Hóa hầu như bị rơi vào quên lãng.
Vẫn chờ cơ chế
Ngay sau khi Luật Đầu tư và Luật Du lịch được ban hành, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: 108/2006/NĐ-CP, 92/2007/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành các luật này, trong đó có quy định rõ các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tôn tạo tài nguyên, đào tạo, xúc tiến. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn còn mang tính chất chung cho việc thu hút các dự án tầm cỡ, hoặc địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại Thông báo số 66/TB-UBND ngày 05/6/2007 về việc giao Sở Du lịch Thanh Hóa (nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - VHTT&DL) chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch Thanh Hóa. Sau đó, Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, nhà đầu tư có liên quan, đồng thời hoành chỉnh dự thảo chính sách.
Một dự thảo đề xuất gồm 4 chương, 12 điều quy định chính sách hỗ trợ cụ thể, nhiệm vụ, chức năng của các sở, ngành trong việc ưu đãi thu hút đầu tư vào du lịch được ra đời. Sau 4 lần, với 4 bản dự thảo bổ sung và điều chỉnh một số góp ý nội dung để trình lên UBND tỉnh. Tuy nhiên, sau 6 năm, kể từ ngày có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bản dự thảo vẫn chưa được hoàn thiện, chưa trở thành một bản quy định chính thức trong ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Trao đổi với Phóng viên Báo Đầu tư, ông Doãn Văn Phú, Phó giám đốc Sở VHTT&DL Thanh Hóa cho biết, bản dự thảo thể hiện quá nhiều tham vọng trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. “Tính đến thời điểm hiện tại, một số điều đã lạc hậu so với thời điểm lấy ý kiến dự thảo”, ông Phú nói.
Theo quan điểm của ông Phú, đối với du lịch không phải trải đều, trải nhiều mà phải tập trung nhằm vào mục tiêu cụ thể từng lĩnh vực, từng khu vực để phát triển và Bản dự thảo mà các cơ quan chức năng của Thanh Hóa đưa ra chưa thể hiện được những điều này. Ngoài ra, ông Phú còn cho rằng, các chính sách trong dự thảo đưa ra đều đã có trong chính sách ưu đãi đầu tư chung và bị vướng thêm một số vấn đề như miễn giảm thuế không thuộc thẩm quyền (của UBND tỉnh); năng lực tài chính, ngân sách địa phương không đủ để hỗ trợ...
Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng thừa nhận, việc xây dựng cơ chế ưu đãi vào di lịch trong thời gian qua đang còn “bỏ ngỏ”, ông Việt cho rằng, tới đây, các cấp ngành sẽ tiếp tục xem xét, nghiên cứu để đưa ra cơ chế cho phù hợp với từng khu vực, từng lĩnh vực du lịch cụ thể và sớm hoàn thiện cơ chế ưu đãi đầu tư, để ngành du lịch Thanh Hóa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Năm 2015, là năm mà Thanh Hóa sẽ đăng cai Năm du lịch Quốc gia, việc sớm hoàn thiện cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư vào du lịch, đánh thức những tiềm năng đang còn “tiềm ẩn” là việc làm cần thiết đối với UBND tỉnh Thanh Hóa trong lúc này.
Sĩ Chức
-
Bình Định: Triển khai thần tốc để khởi công loạt dự án trọng điểm -
Hà Nội - Tatarstan tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư -
Bộ Công Thương tìm giải pháp xử lý vướng mắc của các dự án điện khí LNG -
Tăng trưởng cao, nhưng phải bền vững và cân bằng -
Đề xuất chỉ định nhà đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 20.434 tỷ đồng -
Khởi công dự án khu đô thị gần 11.500 tỷ đồng ở Đà Nẵng -
Dự kiến thời gian khởi công nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 nối TP.HCM với Tây Ninh
-
1 Chi tiết kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy; sáp nhập tỉnh, xã
-
2 [Ảnh] Người dân choáng váng vì nhà, đất quê mình bị “hét giá” 344 triệu đồng/m2
-
3 Đề xuất giao TP.HCM đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành 3,5 tỷ USD
-
4 Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng vọt lên 100 triệu đồng/lượng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/3
-
Lễ hội California Cheese 2025 thưởng thức phô mai Mỹ hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
-
Coteccons khởi công gói thầu trị giá gần 500 tỷ đồng tại Đại học Quốc gia TP.HCM
-
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
-
Vietnamobile mời thầu Dịch vụ máy phát điện di động
-
Quản lý Quỹ PVI và SonKim Capital phát triển sản phẩm đầu tư bất động sản cho giới giàu
-
Với Xiaomi 15 Ultra, Xiaomi tự tin bước vào phân khúc smartphone flagship