
-
Xuất khẩu giày dép 9 tháng giảm mạnh, chưa chạm 15 tỷ USD
-
Vượt khó ngoạn mục, Petrovietnam hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng
-
Đẩy mạnh kết nối nguồn hàng xuyên Á
-
Không muốn bỏ lỡ cơ hội, doanh nghiệp tăng tốc đầu tư vào logistics
-
Rào cản trong phát triển sản phẩm tái chế ngành dệt may -
Doanh nghiệp vẫn khó về đích khi xuất khẩu quý IV hồi phục
![]() |
Tại Quyết định số 1408/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Đề án đặt mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến hiện đại
Theo Đề án, mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến giá trị gia tăng đạt trung bình trên 40% (trong đó tôm đạt 60%, cá tra đạt 10%, cá ngừ đạt 70%, mực và bạch tuộc đạt 30%, thủy sản khác đạt 30%).
Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên.
Mục tiêu tiếp theo là hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới.
Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40.000 - 45.000 tỷ đồng; góp phần vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 14 - 16 tỷ USD.
Đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ cần thiết, trong đó tổ chức thực hiện việc kiểm soát, phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước, xuất khẩu; tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế; đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ, gian lận thương mại.
Bên cạnh đó, thu hút đầu tư hình thành các tập đoàn, công ty chế biến thủy sản lớn có tiềm lực kinh tế, trình độ quản lý ngang tầm thế giới; nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; nâng cao năng lực chế biến, trình độ công nghệ đối với các cơ sở chế biến tiêu thụ thủy sản trong nước, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chế biến thủy sản.
Một nhiệm vụ nữa là đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ); đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cá ngừ, rong tảo biển và phụ phẩm; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao phục vụ ngành thực phẩm, hóa dược; phát triển thị trường tiêu thụ thủy sản; tổ chức lại chuỗi sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản chế biến…

-
Không muốn bỏ lỡ cơ hội, doanh nghiệp tăng tốc đầu tư vào logistics -
Rào cản trong phát triển sản phẩm tái chế ngành dệt may -
Doanh nghiệp vẫn khó về đích khi xuất khẩu quý IV hồi phục -
Tăng cường công tác xây dựng đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước -
Khởi động Nhóm công tác Việt Nam - Nhật Bản về chuyển đổi xanh -
Xây dựng thương hiệu để mở rộng xuất khẩu -
Khánh Hòa triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
-
Coca-Cola tái khẳng định cam kết đầu tư bền vững tại Việt Nam
-
Khách hàng hào hứng với kế hoạch 10 năm nhân vốn của Công ty Metro Star
-
Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước mời hợp tác đầu tư
-
Khách có nhu cầu ở thực ưu tiên lựa chọn căn hộ hoàn thiện Zen Tower - Feliz Homes
-
Công bố Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam (VBE500) năm 2023
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/10/2023