
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
Văn bản do Phó chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.
PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải liên tục bị thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Sau hai năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương).
Thời điểm này, theo VAFI, PVFI đã gần như tê liệt hoạt động, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị bưng bít. Sau chỉ khoảng 1 năm về Cục Xúc tiến Thương mại với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Hải lại được Bộ Công thương giới thiệu về Sabeco với vai trò đại diện phần vốn nhà nước tại đây và đã “yên ấm” với vị trí Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Sabeco.
VAFI cũng khá thẳng thắn khi đưa ra hàng loạt câu hỏi về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai? Ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông là người lao động trong ngành dầu khí? Cũng như đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý để bổ nhiệm ông Hải giữ chức Phó vụ trưởng tại Bộ Công thương và sau đó nhanh chóng được tiếp tục bổ nhiệm làm thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc của Sabeco, doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hơn 12.000 tỷ đồng. “Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được một năm, và để PVFI lỗ hai năm liên tiếp (theo quy định sẽ bị cắt chức) nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp như vậy có lợi cho nhà nước hay không”, văn bản của VAFI nêu.
“Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng quy định thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột và thư ký riêng vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco”, VAFI đặt câu hỏi.
Trước đó tại văn bản 864/HHĐTTC, ngày 16/5/2016, gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, VAFI cũng cho rằng, việc bổ nhiệm ông Võ Thanh Hà - vốn là Chánh văn phòng Bộ Công thương và trước đó là Thư ký Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - vào vị trí Chủ tịch HĐQT Sabeco là điều hết sức nguy hiểm vì ông Hà chỉ giỏi nghiệp vụ thư ký, không có kinh nghiệm và thành tích quản trị doanh nghiệp.

-
Hoang Thanh Van 17:15 | 14-06-2016Đất nước mình lạ quá phải không ta?29 thích
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower