
-
Hà Nội triển khai các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã, phường
-
Hội đồng Vàng thế giới: Vàng nửa cuối năm có thể tăng tới 15%, khả năng giảm giá khó xảy ra
-
TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng vượt 4.100 tỷ đồng, tổng tài sản vượt mốc 428.600 tỷ đồng
-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững
-
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm -
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực
![]() | ||
VAMC sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. |
VAMC không chỉ gom, giữ nợ
Theo Dự thảo Nghị định thành lập và quản lý VAMC được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cách đây 1 tháng, mô hình VAMC ở Việt Nam có nhiều điểm sáng tạo so với các nước.
Trong đó, sáng tạo lớn nhất là VAMC sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, mà sẽ phát hành trái phiếu để mua nợ. VAMC sẽ mua lại nợ xấu bằng 100% giá trị sổ sách (trừ đi phần đã trích lập dự phòng rủi ro). Trái phiếu của VAMC phát hành chỉ có giá trị trong 5 năm, trong 5 năm đó, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, giải pháp này khiến nợ xấu chưa được xử lý triệt để (bản chất của xử lý nợ xấu là phải mua và bán thật).
Nhiều bộ, ngành cũng băn khoăn cho rằng, cơ chế mua, bán nợ và đối tượng mua nợ của VAMC chưa rõ ràng. Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, VAMC chỉ là nơi gom giữ nợ, giãn nợ cho ngân hàng trong 5 năm, chứ chưa xử lý được nợ xấu.
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, thực chất, Dự thảo Nghị định đã quy định rõ, VAMC được phép thực hiện rất nhiều hoạt động: thu hồi nợ, đòi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, điều chỉnh cơ cấu các khoản vay, chuyển nợ thành cổ phần… Tóm lại, theo cơ chế, VAMC hoàn toàn có thể tham gia mua, bán nợ thực, chứ không chỉ là nơi gom nợ, giữ nợ. Dĩ nhiên, hiệu quả đến đâu, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng khẳng định, VAMC thành lập không chỉ để chuyển nợ xấu của hệ thống ngân hàng sang VAMC, mà còn để mua, bán nợ thực. Đây mới là yếu tố quyết định thành công của xử lý nợ xấu.
Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, có rất nhiều hình thức để VAMC bán nợ, như chứng khoán hóa khoản nợ, biến nợ thành cổ phần của doanh nghiệp, đấu thầu công khai khoản nợ, phát mại tài sản thế chấp… Dĩ nhiên, để bán nợ thành công, cùng với việc thành lập VAMC, Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để thị trường mua bán nợ Việt Nam phát triển.
Tranh cãi cho nước ngoài mua nợ
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng mua nợ xấu tiềm năng lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Vì vậy, cần phải tháo gỡ về mặt cơ chế pháp lý để nhà đầu tư nước ngoài có thể mua nợ, đặc biệt là nợ bất động sản và quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng gây nhiều quan điểm trái chiều. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, việc việc tham gia của yếu tố nước ngoài vào quá trình mua bán nợ xấu Việt Nam cần thận trọng, đặc biệt là vào thời điểm giá tài sản đảm bảo đang xuống thấp.
“Có thể không cho phép nước ngoài tham gia để hạn chế đến mức cao nhất việc thất thoát tài sản quốc gia và cá nhân, tổ chức. Khi cơ chế thử nghiệm VAMC đã thuần thục, Chính phủ mới nên cho phép nước ngoài mua bán nợ, thành lập các VAMC để mua nợ”, ông Lạng nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cho rằng, việc bán nợ để giải quyết nợ xấu là cần thiết. Tuy nhiên, VAMC không nên bán tống, bán tháo nợ xấu bằng mọi giá, mà cần phân loại nợ và có phương án giải quyết nợ xấu với từng loại theo một lộ trình thích hợp (3 - 5 năm). Việc bán tháo nợ xấu không chỉ khiến ngân hàng thiệt hại lớn, mà còn có thể khiến thị trường bất động sản sụp đổ.
Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, cùng với thành lập VAMC, NHNN sẽ đưa một số lãnh đạo cốt cán, có kinh nghiệm và năng lực xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại về tham gia điều hành VAMC.
Có thể nói, VAMC là “cỗ xe” vô tiền khoáng hậu mà NHNN đã sáng tạo ra để giải quyết nợ xấu, phù hợp với hoàn cảnh ngân sách eo hẹp ở Việt Nam. Việc cỗ xe này có vận hành phù hợp với địa hình của Việt Nam hay không, còn phải chờ đợi. Điều mà doanh nghiệp mong mỏi là VAMC không chỉ dọn nợ cho ngân hàng, mà còn tác động lan tỏa đến nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn.
Thùy Liên

-
Ninh Bình: Tín dụng chính sách là bệ đỡ an sinh, đòn bẩy phát triển bền vững -
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi vay USD chỉ từ 4,5%/năm -
Ngân hàng NCB tiếp tục báo lãi quý II/2025, hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực -
Vàng quốc tế biến động, giá vàng SJC không đổi -
TS Lê Xuân Nghĩa: “Techcombank sinh lời tự động đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành tài chính Việt Nam” -
Phó thống đốc: Ngành ngân hàng "khát" nhân sự về an ninh công nghệ thông tin -
Mở thẻ Sacombank Visa, nhận ngay vé tham dự Siren Calling
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam