-
Ninh Thuận đang đứng trước cơ hội phát triển mới -
TP.HCM mời đầu tư nhiều dự án văn hóa, thể thao theo hình thức PPP -
Hành trình kết nối phát triển cảng biển Việt Nam: Tất cả dòng sông đều chảy về biển -
Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
Bình Định vượt chỉ tiêu thu hút số dự án vào cụm công nghiệp -
Năm 2025, TP.HCM khởi công dự án đường nối đến cao tốc Trung Lương theo hình thức PPP
Như vậy, sau gần 15 năm chờ đợi, đoạn đi trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5 km, với 8 ga cũng được TP. Hà Nội đưa vào khai thác. Đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do UBND TP. Hà Nội là chủ quản đầu tư được đưa vào khai thác.
Dù chưa thể hoàn thành toàn tuyến, cũng như chưa kết nối trực tiếp với tuyến đường sắt đô thị số 2A, Cát Linh - Hà Đông, nhưng công trình này chắc chắn được đông đảo người dân lựa chọn bởi đây là trục hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu nội thành.
Với UBND TP. Hà Nội và đơn vị chủ đầu tư, dù mới vận hành được một phần Dự án, nhưng cũng đã giúp giải tỏa một phần áp lực, đồng thời cung cấp được những bài học kinh nghiệm để thực hiện đoạn đi ngầm còn lại, cũng như việc triển khai các tuyến đường sắt đô thị khác trong tương lai.
Song ngay cả khi hoàn thành toàn tuyến vào năm 2027 như đề xuất mới đây của UBND TP. Hà Nội, thì Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vẫn lập kỷ lục chậm tiến độ khi mất tới hơn 18 năm triển khai với nhiều lần gia hạn tiến độ, tăng tổng mức đầu tư.
So với đời người, đây là quãng thời gian mà một đứa trẻ được sinh ra đến khi tới tuổi trưởng thành. Trong khoảng thời gian quý giá đó, Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội cùng nhiều công trình đường sắt đô thị đang chật vật triển khai tại Hà Nội và TP. HCM đã bỏ lỡ cơ hội đóng góp cho việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, giảm ùn tắc tại 2 đô thị lớn nhất nước.
Có nhiều lý do được chỉ ra cho sự chậm trễ này. Lý do lớn nhất, có lẽ là do quy mô, tính chất phức tạp của các dự án đường sắt đô thị, trong khi năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư tại 2 địa phương còn hạn chế, chưa có thực tiễn quản lý, điều hành dự án có quy mô lớn, có tính kinh tế - kỹ thuật cao. Đây cũng là vấp váp chung của các quốc gia trong giai đoạn đầu phát triển đường sắt đô thị.
Mặc dù vậy, ngay cả khi đã dành sự chia sẻ, thông cảm cho những khó khăn mà chính quyền 2 thành phố, chủ đầu tư, thì khoảng thời gian lên tới 15 - 20 năm để hoàn thành 1 tuyến đường sắt đô thị vẫn là quá dài, khó có thể chấp nhận trong thời gian tới.
Cần phải nói thêm rằng, Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và TP.HCM vào năm 2035.
Để có thể tiệm cận mục tiêu nói trên, trong vòng 10 năm tới, Hà Nội sẽ phải hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 301/397,8 km (khoảng 76% tổng chiều dài các tuyến đường sắt đô thị); đến năm 2045 sẽ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị điều chỉnh, bổ sung thêm theo Quy hoach Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh.
Tại TP.HCM, đến năm 2035, chính quyền địa phương phải hoàn thành khoảng 183 km đường sắt đô thị, đến năm 2045 hoàn thành thêm 168 km, nâng tổng số tổng chiều dài đường sắt đô thị lên khoảng 351,08 km.
Điều này càng cho thấy nhu cầu bức thiết phải có tư duy mới, cách làm mới mang tính đột phá trong phát triển đường sắt đô thị. Đó không chỉ là việc huy động cả trăm tỷ USD vốn đầu tư; xác định lộ trình đầu tư phù hợp, mà còn là phương thức triển khai hiệu quả để có kết quả 1 năm bằng cả 20 năm đầu tư giai đoạn trước đó.
Hiện Đề án Tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035 đang được lãnh đạo TP. Hà Nội, TP.HCM phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải khẩn trương hoàn thiện với nhiều cơ chế đột phá để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, ngoài việc rút ra được những va vấp từ thực tiễn 20 năm phát triển đường sắt đô thị, để đề án tổng thể có tính khả thi, thì quá trình xây dựng cần hết sức nghiêm túc, công phu, toàn diện và kỹ lưỡng. Đặc biệt, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, mà khởi đầu chính là phải truyền tải được tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, qua đó tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong quá trình triển khai.
Đây là những điều kiện cần và đủ để đường sắt đô thị thực sự bứt tốc, tương tự việc mở mang các tuyến đường bộ cao tốc mà chúng ta đang có những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận trong 2 - 3 năm vừa qua.
-
Bình Định vượt chỉ tiêu thu hút số dự án vào cụm công nghiệp -
Năm 2025, TP.HCM khởi công dự án đường nối đến cao tốc Trung Lương theo hình thức PPP -
Dự án Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM cần 3,7 triệu m3 cát để thi công -
Cái kết có hậu cho số phận long đong của Cảng An Thới -
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ gắn kết cùng phát triển -
Khởi động hợp đồng dịch vụ tư vấn công tác quản lý, khai thác Sân bay Long Thành -
Hải Dương đề xuất đầu tư 345 tỷ đồng xây dựng đường gom Quốc lộ 5
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
2 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
3 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
4 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"